logo
Hotline mua hàng 0912 032 676 - 0968 513 513

Gạch ngói | Nhà phân gạch ngói uy tín - tin cậy

[tintuc]Để bảo vệ, tạo vẽ thẩm mỹ cho kết cấu tường, dầm……thì ta cần phải tiến hành tô trát.
Có các loại trát như trát tường, trát lớp lót, trát lớp vữa nền, trát lớp vữa mặt, trát góc, trát cạnh góc lồi, trát lớp mặt, trát cạnh góc lõm, trát dầm trần……Bài viết dưới đây, chúng tôi hướng dẫn các bạn cách trát tường, đặc biệt là cách trát trần nhà thật đẹp và đúng kỹ thuật.

1. Chuẩn bị trát 

– Dụng cụ: bay, bàn xoa, thước, nivô, dây nhợ…… Vật liệu là vữa xi măng mác 75 với cấp phối thích hợp.
– Công việc trát được thực hiện sau khi các kết cấu cần tô đã được hình thành.
– Chất lượng lớp trát phụ thuộc rất nhiều vào bề mặt cần trát, bề mặt cần trát cần phải đạt một độ cứng ổn định, chắc chắn rồi mới tiến hành trát; đối với tường thì cần phải chờ cho tường khô mới trát.
– vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn trên bề mặt trát, nếu bề mặt gồ ghề, lồi lõm thì cần phải đục đẽo hay đắp thêm tạo cho bề mặt tương đối bằng phẳng rồi mới tiến hành trát.
– Tạo nhám cho bề mặt cần trát để vữa trát dính vào.
– Nếu bề mặt trát khô quá thì tưới nước vào.
– Trải bao ở phía dưới chân chỗ trát nhằm tận dụng lại vữa rơi khi trát, tránh gây lãng phí.
– Ngoài ra để tạo độ bám dính bề mặt tốt ta nên trát trước bề mặt kết cấu bằng một lớp hồ dầu.
– Nếu trát bề mặt ngoài của tường thì phải đảm bảo giàn dáo và sàn công tác an toàn trước khi trát.
– Thực hiện xong các công việc nêu trên ta gém hồ hay dùng đinh, gạch vỡ làm dấu lên mốc, phái trên đầu và cuối bức tường trước, sau đó mới tiến hành các mốc phía trong. Làm các mốc phía trên rồi thả quả dọi để làm mốc ở dưới và giữa tường. Khoảng cách các mốc về các phía phải nhỏ hơn thước tầm để dễ kiểm tra độ phẳng lớp trát. Mặt sàn thao tác trên giàn dáo và mặt sàn dưới chân giàn dáo phải quét dọn sạch sẽ trước khi tiến hành công việc.

2. Trình tự và các yêu cầu kỹ thuật khi trát

– Nhìn chung cách trát trần nhà hay kỹ thuật trát các kết cấu là giống nhau chỉ có một số điểm riêng ta cần phải lưu ý do tính chất của nó trên bề mặt nhằm tạo ra một lớp trát có chất lượng, đạt yêu cầu.
– Tiến hành trát trần, dầm trước rồi tới tường, cột sau.
– Trát theo bề dày của mốc đánh dấu. Nên trát thử vài chổ để kiểm tra độ dính kết cấu.
– Chiều dày lớp trát từ 10 – 20mm, khi trát phải chia thành nhiều lớp mỏng từ 5-8mm. Nếu trát quá dày sẽ bị phồng, dột, nứt thông thường chiều dày của một lớp trát nên không mỏng hơn 5mm và không dày hơn 8mm. Khi ngừng trát phải tạo mạch ngừng hình gãy không để thẳng, cắt lớp vữa trát thẳng góc.
– Thực hiện tuần tự 03 lớp trát lót, lớp đệm và lớp ngoài.
– Dùng vữa xi măng mác 75.
– Lớp vữa trát phải bám chắc vào bề mặt các kết cấu công trình; loại vữa và chiều dày lớp vữa trát phải đúng yêu cầu thiết kế; bề mặt lớp vữa phải nhẵn phẳng; các đường gờ cạnh chỉ phải ngang bằng hay thẳng đứng.
– Các lớp vữa trang trí thường có yêu cầu mỹ thuật cao.
– Phải kiểm tra độ bám dính của vữa bằng cách gõ nhẹ trên mặt lớp vữa trát, tất cả những chổ bộp đều phải trát lại bằng cách phá rộng chổ đó ra, miết chặt mép vữa xung quanh, để cho se mặt mới trát sửa lại. Mặt tường, bể sau khi trát không có khe nứt, gồ ghề, nẽ chân chim hoặc vữa chảy. Phải chú ý chổ trát dưới bệ cửa sổ, gờ cửa, chân tường, chân lò, bếp, các chổ dễ bị bỏ sót khác. Các cạnh cột, gờ cửa, tường phải thẳng, sắc cạnh, các góc vuông phải được kiểm tra bằng thước. Các gờ bệ cửa sổ phải thẳng hàng với nhau. Mặt trên bệ cửa sổ phải có độ dốc theo thiết kế và lớp vữa trát ăn sau vào dưới khung cửa sổ ít nhất 10mm.
– Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc an toàn lao động khi làm việc trên giàn dáo hay trên cao.
– Những chổ tiếp giáp giữa gạch với gỗ cần phải làm nhám bề mặt gỗ rồi mới trát.
– Khi trát xong thì cần phải che đậy cẩn thận tránh tác động của thời tiết, và va chạm do vô tình tác động vào. Chú ý bảo dưỡng bề mặt trát, luôn giữ ẩm cho bề mặt trát trong 7 đến 10 ngày.
– Trong quá trình tô trát nếu phát hiện trong vữa có thành phần hạt lớn như đá, sỏi… cần phải loại bỏ ngay.
– Tận dụng lại vữa rơi bên dưới đã có vật lót để trát tiếp.
Thông thường các tổ đội xây cũng đảm nhận luôn cả phần trát. Nguyên tắc tổ chức nhìn chung không khác xây là mấy.

Bạn nhớ chú ý, đến các địa chỉ bán vật liệu xây dựng uy tín để chọn cho mình những sản phẩm chất lượng nhé.[/tintuc]

[tintuc]Nếu công trình là dạng khung bê tông cốt thép chịu lực, hệ tường chỉ mang tính chất bao che chủ yếu, ít tham gia chịu lực, vật liệu được dùng khi xây tường là gạch. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách xây tường đúng kỹ thuật trong xây dựng.

Chỉ tiêu kỹ thuật cho công tác xây. 


a. Vữa xây

– Chiều rộng mạch vữa ngang : 15 – 20mm.

– Chiều rộng mạch vữa đứng : 5 – 10mm.

– Thời gian cho phép sử dụng vữa sau khi trộn không quá 1h.

– Gạch được tưới đủ nước trước khi xây.

– Vữa xây sẽ được trộn đúng theo tỷ lệ và đảo kỹ.

b. Khối xây

– Để đảm bảo liên kết kết cấu bê tông: trước khi xây khoan vào bê tông hai lỗ fi 8 sâu 7cm, cắm 2 thanh fi 10 dài 20cm làm râu cho tường xây. Khoảng cách có râu thép là 3,4m/3 = 1.1m (5 hàng gạch).

– Gạch xây trình tự theo chiều ngang và sẽ không được xây quá 1.5m chênh lệch theo chiều cao.

– Độ nghiêng cho phép đối với tường xây trong một tầng đảm bảo theo quy phạm.


c. Nguyên tắc chính khi xây gạch

Gạch xây từng hàng phải phẳng mặt, vuông góc với phương của lực tác dụng vào khối xây hoặc góc nghiêng của lực tác dụng vào khối xây và phương vuông góc với khối xây phải <= 170 vì khối xây chịu nén là chính.

Xây không được trùng mạch do đó các mạch vữa đứng của lớp xây tiếp giáp không được trùng mà phải lệch nhau ít nhất ¼ chiều dài viên gạch cả về phương ngang cũng như phương dọc.

Các mạch vữa xây theo phương ngang và phương dọc trong một lớp xây phải vuông góc với nhau, không được phép xây các viên gạch vỡ hình thang, hình tam giác ở góc khối xây.

Vì vậy, đội ngũ công nhân thực hiện việc xây phải lành nghề, được chia thành tổ và phân công lao động phù hợp với các đoạn công tác trên mặt bằng. Đồng thời giữa các thợ chính, thợ chính với thợ phụ phải có sự phối hợp nhịp nhàng dây chuyền với nhau đảm bảo công việc được thực hiện một cách liên tục, nhịp nhàng không bị ngắt quãng.
Công việc xây được tiến hành sau khi hệ khung bê tông cốt thép đã được chình thành được một phần hay toàn bộ và coffa sàn, dầm, cột, hệ giằng chống đã được tháo dỡ, dọn dẹp ở hệ khung tầng dưới thì khi ấy ta có thể bắt đầu công việc xây ở tầng dưới và cứ như thế lên các tầng trên.

1. Chuẩn bị trước khi xây


1.1. Chuẩn bị vật liệu

Để đảm bảo kết dính tốt cho khối xây vữa xi măng được sử dụng là hợp phần của xi măng, cát, nước được trộn với nhau theo một tỷ lệ thích hợp tạo ra hỗn hợp có cường độ cao chịu được nước và nơi ẩm ướt.

Do công trình là nhà ở chung cư nên gạch được sử dụng là gạch chất lượng cao có độ cứng cao, vuông góc thẳng cạnh, không bị nứt nẻ được sản xuất từ đất sét tạo khuôn và đem nung, có giấy chứng nhận của các cơ quan chuyên môn kiểm nghiệm do đó khả năng chống lại ảnh hưởng của thơi tiết cao. Gồm gạch ống 4 lỗ 80 x 80 x 190 và gạch thẻ 40 x 80 x 190.

Sử dụng xi măng polăng holcim mác 200 cón trong thời hạn sử dụng và bảo quản trong kho bãi đùng tiêu chuẩn.

Cát dùng là cát sạch, mịn không lẫn tạp chất, kích thước đồng đều, đúng yêu cầu trong cấp phối vữa xây. Nếu cát không sạch ta phải tiến hành sàn loại bỏ tạp chất trong cát.

Nước sạch phải được lấy từ nguồn nước của khu vực.

Cấp phối vữa phải được pha trộn thích hợp, tránh những trường hợp vữa non làm giảm độ liên kết hay vữa già gây lãng phí. Chất lượng của vữa xây tô được kiểm tra thí nghiệm trong phòng và trên hiện trường xây dựng.

1.2. Chuẩn bị xây

Coffa dầm, sàn, cột và hệ giằng chống đã được tháo ra và dọn dẹp gọn gàng đảm bảo không vướng trong quá trình xây, đồng thời tạo ra một mặt bằng thuận lợi cho việc vận chuyển vật liệu xây đến đúng chổ và bố trí vật liệu khi xây như gạch, máng hồ……, khi xây lên cao cần phải bố trí giàn dáo.

Thợ chính và thợ phụ đầy đủ.

Dụng cụ xây gồm bay, thước, dây nhợ, bàn chà, nivô.

Xác định tường xây là loại nào 100, 200 hay lớn hơn để xây hợp lý đúng kỉ thuật.

Xác định tim mốc, vị trí xây.

Thợ phụ vận chuyển vật liệu gạch, máng hồ, giàn dáo lại vị trí thợ chính, sắp chúng thích hợp trên mặt bằng xây.

Nếu xây trên tầng cao thì vật liệu được chuyển lên bằng puli.

2. Biện pháp thi công

2.1. Chuẩn bị mặt bằng

– Vệ sinh làm sạch vị trí xây trước khi xây.

– Chuẩn bị chỗ để vật liệu : gạch, vữa xây

– Chuẩn bị dụng cụ chứa vữa xây : hộc gỗ hoặc hộc tôn.

– Chuẩn bị hộc 0.1m3 để đong vật liệu ( kích thước 50 x 50 x 40 cm ).

– Dọn đường vận chuyển vật liệu, từ vận thăng vào, từ máy trộn ra.

– Bố trí các vị trí đặt máy trộn cho các tầng xây khối lượng lớn.

– Chuẩn bị chỗ trộn vữa xây ướt, chuẩn bị nguồn nước thi công.

2.2. Phương pháp trộn vữa

– Đong cát, xi măng theo cấp phối khối lượng hoặc cấp phối để tính được Ban quản lý công trình đồng ý và giám sát.

– Dùng máy trộn vữa loại B 251 trộn khô theo tỷ lệ quy định sau đó chuyển đến vị trí xây rồi mới trộn nước để xây.

3. Trình tự và các yêu cầu kỹ thuật khi xây

– Làm sạch bề mặt.

– Lấy mốc, trải vữa lớp dưới dày 15 – 20mm, miết mạch đứng dày 5 – 10mm .

– Xây một lớp để kiểm tra tim cốt, trải vữa liên tục để xây hàng kế tiếp cho đến cốt lanh tô thì dừng lại để chờ lắp lanh tô.

– Xây tiếp phần tường phía trên lanh tô.

– Đối với các phần xây nhỡ các kích thước gạch sẽ được cắt gạch cho phù hợp kích thước khối xây.[1]

– Xây từ dưới lên trên, tường chính xây trước, tường phụ xây sau, xung quanh xây trước, trong xây sau.

– Nếu gạch khô phải tưới nước để đảm bảo gạch không hút nước của vữa tạo liên kết tốt khi xây.

– Bề mặt tiếp giáp khối xây phải được trát một lớp hồ dầu để tạo độ liên kết giữa gạch và bề mặt tiếp giáp đó như dầm, cột.

– Để đảm bảo cho tường thẳng và phẳng thì trong quá trình xây phải giăng dây nhợ và thường xuyên thả quả dọi.

– Mạch vữa dao động từ 8 – 12mm, mạch vữa phải nằm ngang phải dày hơn mạch vữa dọc, bảo đảm mạch no vữa. Điều chỉnh tăng vữa ở phía vữa thấp nếu tường không ngang phẳng.

– Có hai cách xây là 3 dọc 1 ngang hay 5 dọc 1 ngang.

– Chú ý ở vị trí tiếp giáp giữa tường và dầm thì phải xây xiên, xây bằng gạch đinh đồng thời các lỗ trống phải miết hồ kĩ nhằm tránh trường hợp nứt ở mép tiếp giáp của tường với dạ đà.

– Ở vị trí tiếp giáp của tường với mặt trên của đà cũng được xử lý một lớp hồ dầu khoảng 1cm và xây khoảng 03 hàng gạch đinh để chống nứt.

– Khi xây chú ý chừa những lỗ trống trên tường để lắp dựng cửa, lam gió, đường điện, ống nước……sau này.

– Sau khi khối xây vừa xong thì hạn chế các lực va chạm để khối xây đạt cường độ từ từ.

– Nếu xây tiếp lên tường cũ thì cần phải vệ sinh tưới nước tường cũ trước khi xây tiếp.

4. Tổ chức làm việc

– Để đảm bảo chất lượng vật liệu như xi măng, cát, đá, gạch khi đưa đến công trình được kiểm tra nghiệm thu ngay xem có yêu cầu đã đề ra hay chưa (xi măng, gạch, đúng loại đúng mác…), nếu chưa thìp hải thay đổi ngay. Và sau khi khối xây đã hoàn chỉnh cũng phải kiểm tra nghiệm thu lần nữa cho đến khi công trình hoàn tất. Công việc này do chỉ huy trưởng phối hợp với những kỹ sư khác trên công trường đảm trách. Hỗn hợp vữa phải được pha trộn đúng tiêu chuẩn được kiểm tra chất bằng cách lấy mẩu thí nghiệm ngay tại công trường sau khi đã pha trộn xong về độ dẻo, độ sụt, độ đồng đều của vữa xây.

– Các tổ đội thực hiện công tác xây có thể là của công ty hoặc ở ngoài có tính chuyên nghiệp được tổ chức làm việc xây chuyền. Mổi tổ xây đứng đầu là một trưởng nhóm, điều hành các thành viên khác trong tổ xây, chịu trách nhiệm về khu vực mình xây. Tổ trưởng xây phải xác định sơ bộ số lượng công nhân mình có sẵn để tìm ra biện

pháp phân đợt phân đoạn hợp lý, khối lượng trong các phân đợt phân đoạn phải xấp xỉ bằng nhau để tránh gây biến động về nhân lực và đảm bảo cho xây không bị gián đoạn nửa chừng.

– Người thợ tuyệt đối phải chấp hành các biện pháp an toàn lao động khi xây, nhất là khi đứng trên giàn dáo, làm việc trên cao phải có hành lang bảo vệ, đối với các tường ngoài thì phải có lưới bao che đề phòng vật rơi xuống dưới.

– Tổ chức mặt bằng thi công phải tiện lợi phù hợp gồm 03 khu: khu vực thao tác xây, khu vực chứa vật liệu và khu vực chuyển tiếp vật liệu. Ba khu vực này không tách rời với nhau được. Đặc biệt là khi làm việc trên giàn dáo thì giàn dáo phải vững, sàn công tác phải chắc chắn để chứa vật liệu và thao tác xây.

– Thông thường để cho công việc xây được liên tục thì cứ 01 thợ chính thì có 01thợ phụ, nếu kết cấu phức tạp, khối lượng nhiều thì số người phải lớn hơn. Gạch vữa được chuyển lên tầng bằng puli; vữa được trộn bằng máy hoặc thủ công có thể trộn ở dưới đất rồi chuyển lên hoặc chuyển xi măng lên tầng đang xây rồi trộn trên đó. Cần tiến hành trộn khô trước rồi sau đó trộn ướt sau. Thợ phụ phải cung cấp vật liệu cho thợ chính xây một cách đầy đủ nhằm tránh gián đoạn trong thi công gây lãng phí, hiệu suất kém.

Trên đây là cách xây tường mà Kinh nghiệm làm nhà đã tổng hợp và chia sẻ. Nếu có bất kì thắc mắc nào trong quá trình làm nhà, đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi nhé! Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên lựa chọn những địa chỉ bán vật liệu xây dựng uy tín để mua được những sản phẩm chất lượng nhé.[/tintuc]

[tintuc]Khi tiến hành chọn gạch ngói để lợp mái nhà, nhiều chủ nhà sẽ rất đau đầu không biết nên chọn lợp ngói hay dán ngói, chọn ngói nung hay ngói màu. Lựa chọn ngói phải lưu ý vấn đề gì? để phù hợp với nhà mình…. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra ưu nhược điểm của từng loại ngói lợp mái nhà và một vài kinh nghiệm cần biết khi lựa chọn ngói.

1.Nên lợp ngói hay dán ngói?

Lợp ngói và dán ngói đề có những ưu và nhược điểm khác nhau, các chủ nhà hãy xem xét trình trạng của căn nhà để có lựa chọn phù hợp.

Về yếu tố thẩm mĩ, dù làm mái theo kiểu dán ngói hay lợp ngói thì vẻ bên ngoài, kiến trúc bên ngoài mà 2 kiểu mái này đem lại là như nhau. Nếu nhìn từ bên ngoài, bạn sẽ chẳng thể nào phát hiện ra được mái này là ngói dán hay ngói lợp. Do đó, 2 kiểu mái nhà này được sử dụng khá phổ biến và thường xuyên thay thế cho nhau để khắc phục những nhược điểm về mặt chi phí cũng như cách thi công khác nhau.

 Đối với mái bê tông dán ngói: Lớp bê tông được đúc nghiêng, sau đó ngói sẽ được dán lên. Do đó, khối lượng, trọng lượng của mái rất nặng ( bởi nó bao gồm cả khối lượng của dầm, tấm bê tông cốt thép, vữa , hồ, xi măng,… ) và đương nhiên là cả trọng lượng của những viên ngói đá. Loại mái này bị lưu nhiệt trong kết cấu, đặc biệt là thời gian thi công khá lâu và phức tạp. Đặc biệt, khi xảy ra lỗi hoặc muốn sửa chữa thì rất khó khăn bởi phần mái ngói được dán bên ngoài vô cùng chắc chắn.

Thế nhưng, chọn kiểu mái dán ngói lại khiến đại đa số chủ đầu tư yên tâm bởi tính bền vững, độ an toàn của mái đối với tổng thể công trình nhà ở.

Đối với mái ngói lợp: ( theo kiểu truyền thống với các chi tiết như kèo, đui, mè…) hiện nay được thay thế bằng hệ khung kèo sắt hộp, ưu điểm của loại mái ngói này chính là khối lượng nhẹ hơn. Các viên ngói được lợp với nhau từng lớp từng lớp mà không bị dán “chết” một chỗ nên dễ dàng co giãn theo thời tiết. Điều này cho phép chủ đầu tư dễ dàng sửa chữa, thi công. Khi chọn ngói lợp nhà, cũng nên tính toán, thiết kế chi tiết số lượng đòn tay, rui, mè chính xác để không dẫn đến tính trạng thiếu, thừa gây tốn chi phí , thời gian, nhân công cho chủ đầu tư. Hơn nữa, loại mái ngói lợp cũng có mức chi phí khi thi công thường bằng khoảng 60% so với loại mái bê tông dán ngói nêu trên. Do đó mà hiện nay, kiểu mái lợp vẫn được đa số chủ nhà lựa chọn xây dựng cho ngôi nhà của mình

Như vậy, với những ưu, nhược điểm trên, bạn cũng đã đưa ra được cách lựa chọn kiểu mái nhà nào cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của gia đình mình nhất.

2. Lựa chọn ngói lợp nhà- Chọn ngói đất nung hay ngói màu?

Ngói đất nung ( hay còn gọi là ngói nung, ngói đất sét, ngói đất sét nung, …) được sử dụng từ rất lâu trên thị trường. Giống như tên gọi của nó, ngói đất nung được làm từ đất sét nung ở nhiệt độ cao cho đến khi ” chín” . Quy trình làm ngói đất nung được ông cha ta thực hiện rất bài bản và công phu, quá trình nung sẽ khiến cho bề mặt ngói trở nên kháng nước, có thể chịu được mưa, tuyết và tan băng, kháng lửa.
Ngói đất nung
Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển, con người càng nghĩ ra nhiều giải pháp tối ưu hơn cho loại ngói được xem là ” truyền thống” này. Một số cách để tăng tuổi thọ, tính thẩm mỹ của ngói được nhiều nơi áp dụng như: Phủ lớp men bảo vệ lên bề mặt ngói để tăng khả năng bảo vệ ngói, tạo cho ngói độ bóng, mới khi sử dụng trong thời gian dài.

Vả chủng loại cũng ngày càng đa dạng hơn: ngói được phân loại theo kiểu ngói nội và ngoại nhập. Với ngói ta: Có ngói mũi hài, ngói vẩy cá, ngói mắt rồng, ngói mũi tàu,ngói mũi sen, ngói mũi lá…. Còn với ngói tây thì có các loại như ngói 20, ngói 22, ngói Marseilles. Ngói tàu thì có ngói lưu ly và ngói âm dương. Tuy cách gọi khác nhau nhưng về cơ bản chúng đều mang những đặc điểm chung thường thấy của loại ngói đất nung truyền thống.

Ngói màu: Ngói màu là loại ngói lợp có quy cách từ 9-10 viên/m2, cấu tạo được làm bằng xi măng hoặc gốm. Trên bề mặt được phủ một lớp sơn màu. Và có rất nhiều màu sắc khác nhau để bạn tha hồ lựa chọn cho ngôi nhà của mình. Hiện nay, ngói màu đã và đang được sử dụng rất nhiều trên khắp cả nước do tính đa dạng về màu sắc cũng như mang lại cho chủ nhà nhiều sự lựa chọn hơn.

Ngói màu
Khác với ngói đất nung, chỉ có sự chọn lựa màu sắc duy nhất thì ngói màu lại đem đến cho người dùng vô vàn trải nghiệm thú vị như màu xanh mực, màu xanh lá, màu đen, màu nâu,… các màu sắc trên phù hợp với tuổi, phong thuỷ của từng gia chủ khác nhau, sẽ đem lại những điểm khác biệt thú vị riêng cho từng ngôi nhà mà không hề bị trộn lẫn với bất cứ đâu.
Ngói màu
Ngói màu cũng phù hợp với phong cách kiến trúc hiện đại ngày nay, khi mà con người đang ngày càng đòi hỏi cao hơn về kiến trúc, về khác biệt, và cả cá tính của chủ nhà. Do đó, lựa chọn ngói màu là sự chọn lựa phù hợp về cả mặt phong thuỷ, chức năng và chất lượng ngói. Ngoài ra, ngói được sản xuất theo công nghệ ép nguội nên không bị cong vênh, biến dạng do yếu tố thời tiết. Viên ngói được sản xuất 1 cách công nghiệp nên chuẩn xác về mặt kích thước cũng như các thông số về mặt kĩ thuật, trọng lượng. Thêm nữa, ngói màu có thêm khá nhiều phụ kiện nhu cuối nóc, cuối mái, cuối rìa,… sẽ làm cho tổng thể mái đẹp và sang trọng hơn , biến hoá đa dạng nhiều hình ảnh hơn so với loại ngói đất nung thông thường.

Tuy nhiên, nhiều người khá lo ngại về độ bền của màu mái ngói. Bởi thực tế cho thấy có rất nhiều công trình chỉ sau vài năm sử dụng, mái ngói đã bị bạc màu thậm chí là rêu mốc. Về phía nhà sản xuất hầu hết họ chỉ bảo hành màu mái từ 5-7 năm. Còn sang đến năm thứ 8 thì ngôi nhà phải tự chịu trách nhiệm… Do đó bạn nên chọn loại ngói màu có chất lượng tốt trở nên để bảo đảm được màu sắc cũng như các yếu tố về mặt thẩm mỹ khác.

3. Một số lưu ý, kinh nghiệm chọn ngói lợp nhà khác nên chú ý!

– Để giảm thiểu mọi lo lắng và băn khoăn cho mình, đầu tiên bạn nên tìm một đơn vị tư vấn thiết kế, vậy là điều duy nhất bạn cần làm đó là chuẩn bị chi phí và đưa ra nhu cầu, sở thích của mình. Còn mọi chuyện khác, đơn vị tư vấn thiết kế đó sẽ giúp bạn hoàn thiện tất cả mọi thứ mà không phải lo lắng quá nhiều.

– Nếu được, bạn nên chọn màu ngói phù hợp với mệnh, tuổi , của mình. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”-  để an tâm và thoải mái hơn khi sống trong ngôi nhà cả cuộc đời

– Lựa chọn đơn vị cung ứng vật tư: Bạn nên tham khảo ít nhất 2 đơn vị cung cấp vât liệu ngói để đưa ra cho mình được những đánh giá, so sánh trước khi quyết định lựa chọn. Một số tiêu chí bạn nên đưa ra hàng đầu đó là chất lượng, chủng loại, thương hiệu, và chi phí.

– Khi thi công phần mái: cần chú ý đến quy trình giám sát để bảo đảm quá trình thi công , vận chuyển ngói không bị vỡ.
….
Như vậy, tổng hợp cách lựa chọn ngói lợp nhà đầy đủ và hoàn thiện nhất trên đây sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm để hoàn thiện ngôi nhà cho gia đình mình.[/tintuc]

[tintuc]Chọn đúng loại gạch (gạch 6 lỗ, gạch 4 lỗ gạch 2 lỗ, gạch thẻ đặc,...) và đúng kích thước yêu cầu. Sức chịu đạt cường độ qui định của công trình. Kiểm tra nhanh bằng cách bẻ đôi cục gạch để xem mặt cắt viên gạch có bị lỗ, bộng, các hạt tạp chất. Độ hút nước không quá 18% trọng lượng viên gạch. 

Trước khi xây, gạch phải nhúng nước, để không hút nước trong hồ vữa. Nhưng không được ngâm quá lâu dẫn đến mặt tường sẽ bị “lên hoa” (meo mốc) về sau. Làm sạch bề mặt gạch trước khi xây. Các bước xây:

-       Lấy mốc, trải vữa lớp dưới dày 15 - 20mm, miết mạch đứng dày 5 - 10mm .

-       Xây một lớp để kiểm tra tim cốt, trải vữa liên tục để xây hàng kế tiếp cho đến cốt lanh tô thì dừng lại để chờ lắp lanh tô.

-       Xây tiếp phần tường phía trên lanh tô.

-      Đối với các phần xây nhỡ các kích thước gạch sẽ được cắt gạch cho phù hợp kích thước khối xây.

-      Xây từ dưới lên trên, tường chính xây trước, tường phụ xây sau, xung quanh xây trước, trong xây sau.

-      Nếu gạch khô phải tưới nước để đảm bảo gạch không hút nước của vữa tạo liên kết tốt khi xây.

-      Bề mặt tiếp giáp khối xây phải được trát một lớp hồ dầu để tạo độ liên kết giữa gạch và bề mặt tiếp giáp đó như dầm, cột.

-      Để đảm bảo cho tường thẳng và phẳng thì trong quá trình xây phải giăng dây nhợ và thường xuyên thả quả dọi.

-      Mạch vữa ngang không dày hơn 2cm, mạch đứng không quá 1,5cm, các mạch phải đầy vữa không để rỗng, bọng. Điều chỉnh tăng vữa ở phía vữa thấp nếu tường không ngang phẳng. Có một cách xây là 2 dọc 1 ngang.

-      Chú ý ở vị trí tiếp giáp giữa tường và dầm thì phải xây xiên, xây bằng gạch đinh đồng thời các lỗ trống phải miết hồ kĩ nhằm tránh trường hợp nứt ở mép tiếp giáp của tường với dạ đà.

-       Ở vị trí tiếp giáp của tường với mặt trên của đà cũng được xử lý một lớp hồ dầu khoảng 1cm và xây khoảng 03 hàng gạch đinh để chống nứt.

-       Khi xây luôn để ý những lỗ trống trên tường để lắp dựng cửa, lam gió, đường điện, ống nước... sau này.

-      Sau khi khối xây vừa xong thì hạn chế các lực va chạm để khối xây đạt cường độ từ từ.

-       Sau khi xây gạch gặp trời mưa: cần che đậy; gặp trời nắng: cần tưới nước.

-      Tường xây dở (cách đêm) không được để mạch răng cưa mà để mạch giật cấp theo ta-luy để hôm sau xây tiếp.

-     Trừ tường mười, gạch một dầy khoảng 10cm còn tường đôi (dầy khoảng 20cm) hay tường ba (dầy khoảng 30cm) ngoài hàng gạch dọc theo tường tạo thành lớp tường 10cm còn phải đặt gạch ngang vuông góc với mặt tường để liên kết các lớp tường này với nhau theo nguyên tắc ba dọc một ngang hay năm dọc một ngang. Vị trí gạch ngang ở tường ba phải đảo nhau để liên kết cho tốt.

-        Nếu xây tiếp lên tường cũ thì cần phải vệ sinh tưới nước tường cũ trước khi xây tiếp.

Tóm lại kỹ thuật và nguyên tắc xây gạch: "ngang bằng, đứng thẳng, mặt phẳng, góc vuông, mạch không trùng, khối xây đặc chắc 
[/tintuc]

[tintuc]Sử dụng gạch ốp tường trang trí nội thất là xu hướng rất được ưa chuộng trong những năm gần đây. Với việc ốp gạch một phần chân tường hay cả mảng tường sẽ mang đến cái nhìn lạ mắt, ấn tượng góp phần tô điểm và làm tăng tính thẩm mỹ cao cho bức tường nhà bạn.


Trên thị trường có bán rất nhiều loại gạch ốp tường khác nhau về màu sắc, họa tiết đẹp mắt cho bạn lựa chọn để trang trí cho ngôi nhà của mình. Với việc lạt gạch ốp tường có bề mặt sáng bóng làm cho căn phòng bạn trong sạch sẽ, sang trọng hơn. Tuy nhiên, để có thể giữ được độ sáng bóng của gạch ốp tường được bền lâu thì việc lau chùi, xử lý các vết bẩn trên bề mặt tường là vô cùng cần thiết. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cho bạn một vài mẹo làm sạch vết bẩn tường nhà một cách nhanh chóng cho bạn tham khảo:

+ Đối với bụi bẩn bám thông thường thì bạn chỉ cần dùng khăn sạch ẩm lau chùi là sẽ nhanh chóng đánh bay mọi vết bẩn. Bạn lưu ý, nên dùng loại khăn mềm để không làm trầy bề mặt gạch ốp tường nhé.

+ Nếu là vết nước đọng lâu ngày thì bạn có thể dùng tro bếp đổ một ít vào vết ố, cho một ít nước vào rồi dùng khăn chà nhẹ ngay chỗ vết ố. Trường hợp, vết ố dính quá lâu thì bạn dùng bàn chải chà mạnh cho đến khi đánh bay sạch vết ố trên bề mặt tường.

+ Nếu là cặn bám vào kẽ gạch: đối với trường hợp này thì bạn có thể áp dụng mẹo là dùng vôi ăn trầu hoặc dùng dung dịch oxi già đổ lên chỗ vết bẩn sẽ giúp làm sạch chúng nhanh chóng. Nếu gạch ốp tường của bạn là loại gạch granite thì có thể dùng khoai tây cắt lát, sau đó bạn cho chúng vào khăn mềm rồi chà sát lên kẽ gạch có mảng bám cũng giúp mang lại hiệu quả cao.

+ Nếu vết bẩn là kẹo cao su do trẻ nghịch phá thì trước tiên bạn phải cạo bớt lớp kẹo cao su đi, sau đó thì dùng băng keo dính rồi dán lên phần cao su còn dính trên tường. Bằng cách này bạn có thể làm sạch vết kẹo cao su, bạn có thể thực hiện vài lần cho đến khi làm sạch hết vết kẹo cao su trên tường nhé.

+ Nếu vết bẩn là nước sơn hay nhớt thì bạn làm sạch bằng gạch dùng khăn sạch loại mềm nhún vào xăng rồi chà sạch vết bẩn. Sau đó, bạn dùng khăn sạch lau lại thì gạch ốp tường sẽ trắng sáng trở lại.

+ Trường hợp gạch ốp tường xuất hiện những vết xước do quá trình cọ sát bề mặt sẽ làm trầy gạch ốp tường. Nếu thấy gạch xuất hiện vết xước thì bạn có thể dùng các loại nước tẩy chuyên dụng làm sạch bụi bẩn, mảng bám rồi dùng sáp đèn cầy chà vào chỗ gạch bị xước sẽ giúp cho gạch sáng bóng trở lại.

Một vấn đề quan trọng mà chúng tôi muốn lưu ý với bạn là không được dùng các vật dụng sau để vệ sinh gạch là: giấy nhám, cọ chùi xoong vì chúng sẽ làm cho gạch ốp tường dễ bị xước hơn làm ảnh hưởng đến chất lượng và tính thẩm mỹ của gạch. Nếu gạch ốp lát nhà bạn xuất hiện vết bẩn thì hãy áp dụng một số mẹo mà chúng tôi vừa gợi ý trên để loại bỏ các vết bẩn một cách hiệu quả nhé!
[/tintuc]

 [tintuc]Không đơn giản như nền nhà hay các bức tường trang trí thông thường, gạch ốp lát có thể là bộ mặt của căn bếp hay buồng tắm nhà bạn. Làm sạch các kẽ gạch là một bước quan trọng trong việc giữ cho sàn gạch của bạn trông thật ấn tượng. 
Trong khi các vết bẩn thường khó nhìn thấy trên các kẽ xi măng màu đen thì các kẽ gạch có màu trắng hay xám lại rất dễ bị các vết ố bẩn, vì thế sẽ khiến cho căn phòng trông có vẻ bẩn nhưng có thể thực ra là rất sạch. Ngoài các khe, kẽ gạch, bản thân các sàn lát gạch đôi khi cũng cần được vệ sinh, do đó một chai nước lau sàn tốt là sản phẩm thiết yếu mà bạn nên có trong tủ đồ lau dọn của mình.

Tuy nhiên, bạn sẽ không cần phải tốn đến hàng giờ để kỳ cọ, lau chùi. Nếu bạn đang băn khoăn về cách vệ sinh gạch đá và sàn nhà bếp, nhà tắm, thì dưới đây là những mẹo rất hiệu quả để bạn xử lí các vết bẩn này nhanh chóng và dễ dàng, giúp bạn có thêm nhiều thời gian dành cho gia đình và tham gia những hoạt động thú vị hơn.

Tôi Nên Dùng Nước Tẩy Sàn Và Khe Sàn Loại Nào?
Việc lựa chọn chất tẩy rửa sàn và khe sàn phụ thuộc vào sở thích của bạn. Sử dụng các sản phẩm hiện có bán trên thị trường sẽ mang lại kết quả tốt và tốn ít công sức, nhưng nếu bạn thích dùng một sản phẩm tự tay làm tại nhà thì đó cũng là một ý kiến không tồi. Chỉ cần chắc chắn một điều là đừng bao giờ trộn lẫn các dung dịch tẩy rửa không cùng loại với nhau, bởi một số chất khi kết hợp với nhau có thể gây độc hại (ví dụ như trộn thuốc tẩy với giấm).


Rất nhiều thương hiệu khác nhau có các dung dịch tẩy rửa khe gạch chuyên dụng được thiết kế để mang lại độ sáng cho khe kẽ gạch đá. Nếu bạn đang phải phân vân giữa nhiều lựa chọn khác nhau, tốt nhất là bạn nên chọn loại có đặc tính chống nấm để giúp giảm tỷ lệ tích tụ và phát triển của nấm mốc - đặc biệt là trong nhà tắm, nơi có môi trường ấm và ẩm ướt có thể làm tăng khả năng lây lan của nấm.










Có nhiều người tin tưởng vào các sản phẩm thuốc tẩy để làm sạch khe gạch đá trên sàn nhà – và thật sự là chúng rất hiệu quả đối với các kẽ gạch màu trắng và xám nhạt. Thuốc tẩy dạng Oxy và dạng Clo là những loại được biết đến nhiều nhất như là một cách làm sạch khe sàn gạch, nhưng cần phải hết sức cẩn thận khi sử dụng chúng và tuyệt đối không nên dùng với khe gạch có màu đen hay các màu khác, vì có thể làm phai màu. Bạn hãy nhớ làm theo hướng dẫn ghi trên nhãn mác khi dùng với bất kỳ sản phẩm tẩy rửa nào.
Nếu bạn không thích dùng các sản phẩm thuốc tẩy, tại sao không thử tự pha một loại nước lau sàn từ các thành phần hoàn toàn tự nhiên? Một cách làm sạch khe gạch đá rất hiệu quả là tận dụng sức mạnh tẩy rửa của axit – ví dụ như những loại có trong giấm ăn – và những đặc tính làm trắng của muối nở (baking soda). Để tự làm một loại nước lau sàn gạch và khe gạch hữu hiệu, đơn giản bạn chỉ cần trộn lẫn 2 loại sản phẩm trên cho đến khi chúng tạo thành 1 hỗn hợp đặc sền sệt để bạn có thể dễ dàng bôi lên các khe gạch và làm sạch chúng.

5 Cách Làm Sạch Khe Gạch Đá
Cách làm sạch khe gạch đá hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào dạng chất tẩy rửa mà bạn dùng; nó còn phụ thuộc vào phương pháp mà bạn áp dụng để loại bỏ các vết bẩn. Cách vệ sinh gạch đá tốt nhất, có thể làm sạch nhiều vết bám và bụi bẩn nhất đó là đổ dung dịch lên khe gạch sau đó đợi một lát để cho dung dịch được ngấm và phát huy khả năng tẩy sạch, sau đó mới bắt đầu cọ rửa. Các bước tiến hành lần lượt như sau:

Trước khi bắt đầu công đoạn làm sạch các khe gạch, bạn hãy dùng chổi hoặc cây lau nhà để lau qua toàn bộ sàn gạch, hoặc mảnh vải khô để lau tường gạch. Làm như vậy sẽ giúp loại bỏ các bụi bẩn tích tụ và việc vệ sinh khe gạch cũng trở nên dễ dàng hơn.
Đổ loại dung dịch tẩy rửa mà bạn đã chọn lên các khe gạch, đảm bảo thuốc tẩy bao phủ mọi khu vực cần làm sạch. Có thể bạn sẽ cần tiếp tục đổ thêm thuốc tẩy vì nó thấm vào các khe gạch rất nhanh. Tất nhiên bạn không muốn làm sàn nhà ướt lênh láng, nhưng bạn cần đảm bảo mọi khe gạch đều được thấm đủ dung dịch thuốc tẩy.
Chờ khoảng 30 phút để thuốc tẩy có thể ngấm hết vào các vết ố bẩn, sau đó việc lau sạch sẽ dễ dàng hơn.
Dùng một chiếc bàn chải có lông cứng để cọ sạch các khe gạch. Các cửa hàng dụng cụ có bán bàn chải chuyên dụng cho khe gạch, nhưng bạn cũng có thể dùng một chiếc bàn chải đánh răng cũ – chỉ cần nhớ rằng sau đó thì đừng dùng lại để chải răng nữa đâu đấy nhé!
Rửa lại sàn nhà hoặc tường với nước sạch rồi lau khô. Đối với những vết ố bẩn cứng đầu, có thể bạn sẽ cần lặp lại quy trình vệ sinh trên thường xuyên để có được kết quả tối ưu.
Cách Làm Sạch Gạch Ốp Lát
Đối với cách làm sạch gạch ốp lát, quy trình cũng hoàn toàn tương tự như với khe gạch. Các cửa hiệu có bán nước lau rửa gạch ốp lát đặc hiệu, nhưng bạn cũng có thể chọn cách tự làm bằng thuốc tẩy, hoặc thay thế bằng hỗn hợp đậm đặc muối nở (baking soda) pha với nước . Tuy nhiên nếu nhà bạn dùng gạch ốp bằng đá cẩm thạch, tốt nhất chỉ nên dùng xà phòng rửa chén bát loại nhẹ, bởi các sản phẩm chứa axit kể cả dấm cũng có thể làm hỏng sàn. Ngoại trừ những chỗ bị các vết bẩn hay thức ăn dính bết, bạn hầu như không cần phải chà xát mạnh như khi làm sạch khe gạch. Chỉ cần một mảnh vải tốt là đủ để làm sạch sàn gạch rồi.

Cách Làm Sạch Gạch Ốp Trong Nhà Tắm
Lau rửa gạch ốp trong nhà tắm là một công việc khá khó chịu, bởi vì các khe gạch hầu như sẽ biến đổi màu ngay sau khi vừa được làm sạch. Gạch ốp trong nhà tắm – đặc biệt là gạch ốp tường xung quanh bồn tắm ngang hoặc khoang bồn tắm đứng – rất dễ bị nấm mốc, bởi nấm mốc dễ nhìn thấy ở những khe gạch có màu trắng hay các màu sáng khác. Có thể dùng giấm trắng để loại bỏ nấm mốc khá hữu hiệu, nhưng quan trọng là bạn phải tìm được loại thuốc tẩy rửa gạch có chứa chất kìm hãm khả năng nấm mốc sinh sôi. Bạn cần phải lau chùi thường xuyên để các chất kìm hãm nấm mốc này có thể phát huy tác dụng tối đa.

Duy Trì Vệ Sinh Gạch Ốp Và Khe Gạch Thường Xuyên
Hãy chắc chắn rằng bạn bổ sung việc vệ sinh sàn gạch và khe kẽ vào lịch lau dọn thường xuyên để giúp các khe mạch không bị biến đổi màu quá nhanh. Hãy cố gắng hút bụi sàn gạch mỗi ngày và lau hoặc quét hàng tuần. Sử dụng máy hút bụi hơi nước định kì cho sàn gạch cũng rất hiệu quả để hạn chế tối đa các vết bẩn đọng lại. Nhớ lau sạch ngay khi bị đổ nước hay bất kì dung dịch nào để ngăn không cho các vết ố bám chặt vào sàn nhà.

Gạch ốp lát và các khe mạch sạch sẽ có thể giúp căn bếp hay nhà tắm trông sáng sủa, tinh tươm và thoáng đãng hơn. Hãy thử những cách này xem, kết quả sẽ không làm bạn thất vọng đâu!

Các Bước Chính:
Lau chùi sàn gạch và các khe kẽ mạch nền sàn thường xuyên sẽ làm chậm quá trình xỉn, ố, bạc màu của sàn nhà và giúp ngăn ngừa nấm mốc phát triển.
Các sản phẩm vệ sinh có chứa chất tẩy, như nước tẩy rửa đặc biệt từ Doanh Nghiệp Đức Thắng, đặc biệt hiệu quả trong việc làm sạch khe gạch đá và loại gạch lát sàn có màu trắng.
Một chiếc bài chải đánh răng cũ sẽ là một công cụ tuyệt vời để kỳ cọ và làm sạch khe sàn gạch.

[tintuc]Trừ tường con kiến, gạch một dầy khoảng 10cm còn tường đôi (dầy khoảng 20cm) hay tường ba (dầy khoảng 30cm) ngoài hàng gạch dọc theo tường tạo thành lớp tường 10cm còn phải đặt gạch ngang vuông góc với mặt tường để liên kết các lớp tường này với nhau theo nguyên tắc ba dọc một ngang hay năm dọc một ngang. Vị trí gạch ngang ở tường ba phải đảo nhau để liên kết cho tốt.


Với một vài thông tin tham khảo dưới đây sẽ giúp bạn nắm được những yêu cầu cơ bản về gạch xây cũng như kỹ thuật về xây tô.
Chọn đúng loại gạch (gạch ống, gạch thẻ, gạch block) và đúng kích thước yêu cầu.

    • Sức chịu đạt cường độ qui định của công trình.
    • Kiểm tra nhanh bằng cách bẻ đôi viên gạch để xem mặt cắt viên gạch có bị lỗ, bộng, các hạt tạp chất.
    • Độ hút nước không quá 18% trọng lượng viên gạch.

Trước khi xây, gạch phải nhúng nước, để không hút nước trong hồ vữa. Nhưng không ngâm lâu quá dẫn đến mặt tường sẽ bị “lên hoa” (meo mốc) về sau.

Mạch vữa ngang không dày hơn 2cm, mạch đứng không quá 1,5cm, các mạch phải đầy vữa không để rỗng, bọng. Tóm tắt nguyên tắc xây gạch: “ngang bằng, đứng thẳng, mặt phẳng, góc vuông, mạch không trùng, khối xây đặc chắc”.

Sau khi xây gạch gặp trời mưa: cần che đậy; gặp trời nắng: cần tưới nước

Tường xây dở (cách đêm) không được để mạch răng cưa mà để mạch giật cấp theo ta-luy để hôm sau xây tiếp.

Trừ tường con kiến, gạch một dầy khoảng 10cm còn tường đôi (dầy khoảng 20cm) hay tường ba (dầy khoảng 30cm) ngoài hàng gạch dọc theo tường tạo thành lớp tường 10cm còn phải đặt gạch ngang vuông góc với mặt tường để liên kết các lớp tường này với nhau theo nguyên tắc ba dọc một ngang hay năm dọc một ngang. Vị trí gạch ngang ở tường ba phải đảo nhau để liên kết cho tốt.[/tintuc]

[tintuc]Với sự ra đời của sản phẩm ngói 16 Indo và ngói 16 Việt Nam. Công cty cổ phần Gốm Mỹ cam kết mang tới cho quý khách hàng sự hài lòng về chất lượng cũng như nâng cao tính thẩm mỹ của công trình. 
Với giải pháp công nghệ hàng đầu hiện nay, ngói 16 của Gốm Mỹ cũng sẽ xóa tan nỗi lo về chi phí tài chính cho công trình của quý khách hàng. Dưới đây là bài hướng dẫn lợp ngói 16 Indo và ngói 16 Việt Nam của Gạch Ngói.com.vn:


1. HƯỚNG DẪN THI CÔNG KẾT CẤU MÁI

  • Có thể dùng mè (lito) bằng sắt hộp 15x15, 200x20, 25x25,30x30 hoặc bằng gỗ vuông: A = 20 - 30 (mm)
  • Hàng tàu ( như hình vẽ) có chiều cao B = 40 - 60 mm ( cao gấp 2 lần mè (lito)), Chiều rộng của hàng tàu C = 20 - 30 mm
  • Khoảng cách giữa các mè (lito) đến hàng tàu từ 302±2 mm
  • Khoảng cách từ mè (lito) đến hàng tàu từ 280±5 mm
  • Rui (cầu phong) có thể dùng sắt hộp 25x50, 30x60, 40x80 mm, Khoảng cách giữa các cầu phong từ 500 - 800 mm
  • Sau khi làm xong, kiểm tra kết cấu mái đúng kích thước như hướng dẫn ( như hình vẽ ), đồng thời phải kiểm tra mặt phẳng các lito bằng cách căng dây.
  • Lưu ý: Quý khách hàng nên dùng ngói mẫu thi công mè (lito)
2. HƯỚNG DẪN LỢP NGÓI
  • Lợp ngói từ dầu hồi lợp vào, từ trái qua phải, từ dưới lên trên.
  • Có thể đục lỗ và dùng vít mạnh M3 x 30mm khoan qua lỗ viên ngói vào mè (lito) để ngói bám chắc vào mái mà không bị xô ( như hình vẽ )
  • Nếu buộc bằng dây thép, một đầu xỏ vào lỗ viên ngói vòng qua mè ( lito) đầu kia vòng qua đầu viên ngói và xoắn chặt 2 đầu dây lại như hình vẽ.
       Với mong muốn hợp tác lâu dài với các đối tác nhà thầu, các cửa hàng, đại lý vật liệu trang trí, chúng tôi luôn dành giá bán ưu đãi khi khách hàng mua với số lượng lớn, mua kết hợp nhiều sản phẩm trang trí. Trong thị trường ngày càng cạnh tranh, chúng tôi luôn cố gắng báo giá sản phẩm chuẩn nhất, sát nhất. Khi nhà sản xuất đưa ra chiết khấu, chúng tôi luôn cân đối, điều chỉnh giá bán để cả  người bán và người mua đều được hưởng lợi.

Quý khách có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi tại:
CTY TNHH ĐỨC THẮNG
302 - Lê Văn Lương - P.An Tảo - Tp.Hưng Yên
Tel: 02213. 862 259 - Mobile: 0912 032 676 - 0888 288 333
Mail: doanhnghiepducthang@gmail.com 
website: www.GachNgoi.com.vn


MỘT SỐ HÌNH ẢNH NGÓI LỢP TRÁNG MEN TẠI CÔNG TRÌNH













Bài viết được thực hiện bởi GachNgoi.com.vn - Vui lòng ghi rõ nguồn khi coppy lại bài viết. [/tintuc]

[tintuc]Hướng dẫn cách lợp ngói phổ biến nhất hiện nay:

Bước 1 : Chúng ta lắp đặt Mè và Rui
-          Việc lắp đặt mè và rui (xem hướng dẫn cách lợp ngói Thái)
-          Mái có kết cấu bằng gỗ hoặc sắt độ dốc mái lớn hơn 35 độ
-          Mái có kết cấu bằng bê tong độc dốc của mái nhỏ hơn 35 độ

Bước 2 : Cách chia khoảng cách để định vị ngói
-          Đối với mái có kết cấu bằng gỗ hoặc sắt thì tuỳ theo độ dốc mái mà khoảng cách giữa các thanh li tô chia đều trong khoảng 290 – 330mm (đối với ngói sóng nhỏ và sóng lớn) và 270 – 275mm
-           Đối với mái bê tông khoảng cách này có thể lớn hơn nhưng không quá vượt 360 mm (đối với ngói sóng nhỏ và sóng lớn ) và không vượt quá 300 mm (đối với ngói giả đá)
-          Khoảng cách li tô được chia đều từ đỉnh mái xuống, hàng thừa thì dồn vào hàng cuối cùng hoặc áp cuối.
Bước 3: Cách lợp ngói chính :
-           Lợp một hàng dưới trước, lợp từ trái qua phải đối với ngói sóng nhỏ, ngói giả đá hoặc từ phải qua trái đối với ngói sóng lớn và từ dưới lên trên.
-          Viên ngói đầu tiên lợp cách riềm hông 30mm (đối với ngói sóng nhỏ và sóng lớn) và sát mép hông (đối với ngói giả đá)
-          Lấy vuông góc 2 chiều của riềm hông và hàng ngói đầu tiên.
-          Mỗi viên ngói được liên kết chắc chắn với thanh litô bằng vít thép. Với ngói sóng nhỏ vít thép l = 40mm và chỉ nên dùng 1 vít bên trái. Với ngói sóng lớn và ngói giả đá vít thép l = 60mm (riêng ngói giả đá mỗi viên ngói nên dùng đủ 2 vít).
Bước 4 : Lắp đặt ngói cạnh và ngói nóc
-          Gắn ngói bò nóc bằng vữa dẻo khô, rải đều vữa vào vị trí chân viên ngói, khi vữa đã đủ độ cứng lấy bay thép cắt bỏ phần vữa thừa và làm nhẵn.
-          Đối với ngói bò cạnh khi lắp phải áp sát vào tấm riềm trang trí bên hông.
Bước 5 : Vệ Sinh và hoàn thiện ngói
-          Dùng xốp lau sạch vết vừa vết bẩn trên bề mặt ngói
-          Dùng sơn chuyên dụng để sơn lớp vữa cho đồng màu

[/tintuc]

Có thể bạn quan tâm
Phong thủy trong xây dựng
0888 288 333