[tintuc]Gạch bông với nhiều ưu điểm như mát mẻ mùa hè, ấm áp mùa đông, màu sắc hoa văn đa dạng phong phú… nên được nhiều người quan tâm và lựa chọn. Tuy nhiên gạch có nhiều kích thước, để chọn cho ngôi nhà của mình một kích thước phù hợp thì không hề đơn giản. Có một số mẹo chia sẻ sau đây sẽ giúp ích được các bạn rất nhiều trong việc lựa chọn kích thước gạch bông.
1. Ước lượng kích thước phòng của bạn
Đầu tiên bạn cần ước lượng diện tích căn phòng hoặc nơi bạn cần ốp lát. Đây là việc làm khá quan trọng nó sẽ quyết định xem bạn nên chọn kích thước gạch bao nhiêu cho phù hợp và từ đó sẽ tính toán được số lượng gạch cần để mua, số lượng keo dán hoặc vữa. Nhằm mục đích tối ưu hoá chi phí và có cái nhìn tổng quan hơn trước khi đi mua gạch.
Nếu muốn độ chính xác cao các bạn có thể lấy giấy kẻ ô vuông, thước và vẽ nên mô hình của sàn nhà và tường nhà, sau đó sắp xếp những viên gạch theo ý của bạn.
Bạn nên làm một vài bản mẫu diện tích không gian của bạn để bạn có thể thử một vài ý tưởng khác nhau rồi so sánh chúng với nhau hoặc từ đó tham khảo những người có kinh nghiệm hơn để chọn được ý tưởng hoàn hảo cho ngôi nhà.
2. Kích thước gạch bông thông dụng
Gạch bông hiện nay có rất nhiều loại với nhiều kích thước khác nhau. Đối với gạch bông lát nền thường là hình vuông với kích thước 20×20, 45×45, 75×75. Còn đối với mẫu gạch bông ốp tường thường sử dụng những loại gạch hình chữ nhật với kích thước 25×75, 35×60…
Dù sử dụng gạch bông trang trí tường hay lát nền thì hình dáng và kích thước đều ảnh hưởng rất nhiều. Còn với những nền nhà lớn hơn 4m thì nên chọn những viên gạch có kích thước lớn 45×45, 75×75…
3. Nhà diện tích nhỏ
Với những không gian chật hẹp không nên chọn những viên gạch bông có kích thước quá lớn sẽ khiến ta không thuận mắt nhìn.
Với những nền nhà nhỏ hơn 4m thì nên chọn các mẫu gạch bông có kích thước tương ứng là 20×20 hoặc 30×30 kết hợp với những lát xéo để mang lại cho không gian cảm giác rộng hơn.
4. Ngôi nhà diện tích rộng rãi
Những nền nhà lớn hơn 4m thì nên chọn những viên gạch bông có kích thước lớn 45×45, 75×75… sẽ tạo được hiệu ứng hài hoà cho mắt, căn phòng trông tinh tế và rộng rãi hơn.
Với những thông tin bổ ích trên hy vọng rằng sẽ phần nào đó giúp bạn có thể lựa chọn kích thước gạch bông phù hợp với ngôi nhà của mình. [/tintuc]
![]() |
Ngói đất nung |
![]() |
Nguyên nhân khiến việc thi công khác xa với thiết kế |
![]() |
10 lời khuyên để xây nhà siêu tiết kiệm |
- Gạch xây nhà: tăng cường sử dụng gạch không nung (để giúp bảo vệ môi trường) như gạch silicat, gạch bê tông nhẹ hoặc các vật liệu phổ biến tại địa phương như đá vôi, đá ong…
- Phần sân nhà: để đất chiếm 7/10 nhằm mục đích hút nước mưa, giảm nhiệt mùa nắng, trồng cây cảnh hoặc trồng cỏ cảnh.
- Lối đi ngoài sân: lát gạch tự chèn hoặc các loại vật liệu cho phép nước mưa thấm qua.
- Nền nhà: có thể cân nhắc lát loại gạch không nung (như granito mài).
- Bậc thang: có thể đặt loại granito nhà máy hoặc cho thợ thi công tại chỗ, kiểu mẫu và màu sắc có thể theo ý thích.
- Đường dây điện, thiết bị điện: đường dây điện nên đi trong ống gen, không nên đi ngầm trong tường do khó sửa chữa về sau. Bóng đèn chiếu sáng và thiết bị điện gia dụng nên sử dụng loại tiết kiệm điện năng.
- Người xây nhà cần có ý thức bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cả xã hội, không nên chọn loại vật liệu rẻ tiền nhưng lại có hại cho sức khỏe, hạn chế bớt các loại vật liệu nung (để sản xuất ra loại này sẽ làm tổn hại môi trường), vật liệu từ gỗ tự nhiên (vì khuyến khích chặt phá rừng). Cũng nên tăng việc sử dụng các vật liệu mới thân thiện với môi trường, vật liệu sẵn có ở địa phương.
- Hỏi các nhà mới xây gần đó xem xây hết bao nhiêu tiền để tính giá xây dựng một m2, hỏi giá vật liệu xây dựng, công thợ hiện nay để có được giá xây dựng sát thực tế nhất. So sánh với nhu cầu sử dụng của gia đình để quyết định xây to, rộng bao nhiêu cho vừa túi tiền đang có.
- Cần thiết kế thế nào để có thể mở rộng diện tích hoặc xây thêm tầng khi có điều kiện hoặc khi phát sinh thêm nhu cầu. Và tính toán sao cho sau này khi xây dựng thêm thì ít ảnh hưởng tới phần đã thực hiện nhất. Móng nhà nên đầu tư cho cả nhu cầu về sau, khi xây thêm phòng, lên tầng thì không phải làm lại móng nữa. Tiền làm móng thường chiếm 3/10 tổng tiền làm nhà.
- Kiểu cách trang trí nên đơn giản, khiêm tốn. Công thợ trang trí hoa văn đắt hơn công xây thường rất nhiều nên nếu đơn giản được sẽ tiết kiệm được tiền công.
- Tận dụng tối đa ánh sáng trời, gió trời cho các phòng ngủ, bếp.
- Chiều cao tầng nhà nên làm trong khoảng 3,3 – 4,5m là vừa đủ thông thoáng và tiết kiệm vật liệu xây dựng.
- Vật liệu làm cửa nên chọn các loại bằng gỗ công nghiệp, nhôm – kính hoặc nhựa để giảm chi phí, lại không tốn gỗ, giảm phá rừng.
- Gạch xây tăng cường sử dụng gạch không nung (để giúp bảo vệ môi trường) như gạch silicat, gạch bê tông nhẹ hoặc các vật liệu phổ biến tại địa phương như đá vôi, đá ong…Gạch lát sân và lối đi nên để đất tối đa nhằm mục đích hút nước mưa, nhiệt mùa nắng…
- Bể phốt xây cùng với hầm bio-gas (nhất là hộ có chăn nuôi, chế biến thức ăn) để tái chế rác hữu cơ làm phân bón và chất đốt cho bếp.
- Bể nước nên có 2 loại, bể chứa nước mưa xây dưới thấp và bể cấp nước trên mái nhà, có thể cân nhắc các loại bể inox cho tiện lợi trong xây lắp và bảo dưỡng. Nên hạn chế sử dụng nước giếng khoan để bảo vệ mực nước ngầm, tránh sụt lún về sau này. Nước nóng cung cấp cho bếp và khu vệ sinh có thể cân nhắc sử dụng loại đốt bằng gas (nếu có làm hầm bio-gas) hoặc sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời để được nhận hỗ trợ từ các chương trình tiết kiệm năng lượng.
- Mái nhà ngoài việc đổ mái bằng nên cân nhắc mái dốc lợp ngói để đỡ nắng nóng, dễ thoát nước mưa. Nên sử dụng ngói lợp không nung hoặc các loại vật liệu lợp mới. Gia chủ cần làm máng thu nước mưa vào bể để tận dụng nguồn nước sạch này.
- Đường dây điện nên đi trong ống gen, không nên đi ngầm trong tường do khó sửa chữa về sau. Bóng đèn chiếu sáng và thiết bị điện gia dụng nên sử dụng loại tiết kiệm điện năng.
- Đồ nội thất là một khoản chi rất khó kiểm soát do giá cả và sở thích của người dùng rất phong phú. Cần nhớ là đồ nội thất có thể mua sắm dần dần sau khi đã làm xong nhà để tránh số tiền đầu tư ban đầu quá lớn. Do mua sắm dần nên bạn phải có kế hoạch để mua đồ cho hài hòa, đồng bộ.