logo
Hotline mua hàng 0912 032 676 - 0968 513 513

Gạch ngói | Nhà phân gạch ngói uy tín - tin cậy

[tintuc]Keo dán gạch một trong những vật liệu mới được sử dụng rất nhiều trong những công trình xây dựng hiện đại. Keo dán gạch đã phát huy tốt những tính năng ưu việt của mình và vượt qua những vật liệu truyền thống trở thành lựa chọn hàng đầu của các chủ đầu tư. 

Nhưng do chỉ mới được ứng dụng một thời gian ngắn ở nước ta nên trong quá trình thi công còn gặp rất nhiều vướng mắc.

Bài viết này sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm khi sử dụng keo dán gạch giúp người dùng có thể đạt được những hiệu quả tối ưu khi sử dụng dòng sản phẩm này.

Chắc hẳn bạn cũng biết rằng, keo dán gạch là một loại keo siêu bám chuyên dùng để dán gạch đá ở các vị trí như trần nhà hoặc những vùng không gian thẳng đứng. Loại vật liệu này được chế tạo trên cơ sở các hợp chất như xi măng, cát và các phụ gia nhằm làm tăng độ bám dính và độ bền.
Keo dán gạch không chỉ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thi công mà quan trọng hơn, chúng khắc phục được những nhược điểm của xi măng truyền thống mang lại một không gian đẹp đến từng chi tiết nhỏ cho ngôi nhà của bạn.

Nhưng để những tính năng đó có thể phát huy một cách tuyệt đối, các đơn vị thi công cần chú ý một số vấn đề sau:

– Nếu bạn thi công trên một nền nhà hoàn toàn mới, bạn phải đảm bảo nền nhà thực sự khô, sạch, không còn bị bám dính bất kỳ loại bụi bẩn nào.
– Nếu bạn thi công trên nền nhà cũ, bạn cần phải làm sạch các lớp keo, vữa cũ và vệ sinh lại nền nhà sao cho bề mặt không còn các vết dầu, mỡ hay bụi bẩn.
– Trong trường hợp, bề mặt nền còn có khả năng hút nước, đơn vị thi công cần làm ẩm bề mặt  cho tới khi nó không còn có thể hút nước thì mới bắt đầu lát và dán gạch.
– Không nên ngâm gạch trong nước bởi điều đó sẽ làm giảm độ bám dính của keo dán gạch.
– Không chỉ vệ sinh phần bề mặt mà ngay cả phần gạch cũng cần đảm bảo không còn bụi bẩn hay các loại dầu mỡ bám dính.

– Trong trường hợp sử dụng keo dán gạch cho những lọai gạch có kích thước quá lớn, khi thi công cần trét một lớp keo dán gạch mỏng ở mặt sau viên gạch, nhằm đảm bảo lượng keo bao phủ đủ sức kết dính đồng thời hạn chế các khoảng hở dưới gạch. Đó chính là nguyên nhân khiến gạch dễ gãy, vỡ và dễ thấm nước ở những vị trí bị thiếu keo.[/tintuc]

[tintuc]Gạch Bông và đá tự nhiên đang ngày càng được nhiều gia đình ưa chuộng để lát nền và trang trí. Tuy nhiên bạn đã biết bảo trì bảo dưỡng gạch Bông và đá tự nhiên đúng cách để duy trì sự bền đẹp của gạch/đá chưa? Hãy tham khảo bài viết mà Kinh Nghiệm Làm Nhà chia sẻ dưới đây nhé.

Bảo dưỡng gạch Bông

Khi mua gạch Bông về, nếu chưa sử dụng ngay bạn cần phải bảo quản gạch ở nơi bằng phẳng, trong kho hoặc nơi có mái che, không để gạch ở nơi có ánh sáng trực tiếp chiếu vào gạch.

Khoảng 2 ngày phải tưới nước cho gạch một lần để nó có được độ ẩm, hạn chế tính trạng nứt, gãy. Cần phải thực hiện bảo quản như vậy cho đến khi nào đưa vào sử dụng mới thôi.

Không sử dụng bất kì loại hoá chất nào khác để lau, rửa hoặc thoa lên gạch ngoài sáp gạch chuyên dụng. nếu thoa những loại dầu không đúng thì sau này mặt gạch sẽ bong lên và nhạt màu.
Quy trình thoa sáp cho gạch bông

Sau khi lát gạch bông, để duy trì độ bền đẹp của gạch, bạn có thể dử dụng sáp đánh gạch chuyên dụng.

Trước khi đánh sáp, bạn cần rửa thật sạch mặt gạch. Những chỗ sần sùi, không đánh sạch được thì lấy giấy ráp nước loại tốt, đánh cho phẳng rồi mới lau khô

 Để qua 1 ngày cho gạch thật khô rồi lấy giẻ mềm lau khô qua mặt gạch một lần nữa.

Sau đó lấy xăng trộn với sáp cho lỏng sền sệt rồi thoa đều một lớp mỏng lên mặt gạch. Tiếp tục lấy giẻ sạch khô chà mạnh và đều đến khi vân bóng nổi nên. Hạn chế đi lại cho đến khi sáp khô hoàn toàn.

Lưu ý: Rửa gạch bằng nước máy sạch, không sử dụng nước mưa vì trong nước mưa có chứa axit cacbonic ăn mòn gạch

Gạch được đánh sáp bóng có ưu điểm là dùng càng lâu gạch càng bóng láng, dễ lau chùi các vết bẩn. Lớp sáp có tác dụng bảo vệ bề mặt gạch, ngăn không cho các chất bẩn thấm sâu vào lớp màu.

Bảo dưỡng đá tự nhiên

Trong quá trình sinh hoạt gia đình sẽ sinh ra các loại bụi bẩn hoặc chất thải có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ, chúng sẽ tích tụ trên bề mặt hoặc trong các lỗ rỗng của đá. Đây sẽ là môi trường tốt để các loại vi khuẩn phát triển và phá hoại đá bằng axit mà chúng tiết ra.

Nước đọng trên bề mặt đá sẽ gây ố vàng và gỉ sét. Nếu không có đường thoát. nước sẽ ngấm vào đá. Nếu đá có chứa muối sắt thì sẽ phản ứng với nước tạo thành sắt 3. Đá lúc đó sẽ bị ố thành màu nâu gỉ sét rất mất thẩm mỹ. Vì đá cùng một nơi có tính chất và độ rỗng như nhau nên vết ố có thể lan thành mảng lớn nếu không được xử lý kịp thời.

Môi trường có độ ẩm cao như vùng biển, có thể gây các vệt hoen ố màu trắng trên đá. Carbonat calcium và chlor sẽ kết tủa từ bầu khí quyển ẩm và hơi muối tác động đến độ cứng và độ bóng bề mặt của các loại đá vôi.

Bảo dưỡng đá 

Do đó, cần hết sức tránh nước đọng lâu trên sàn đá. Sàn cần có độ dốc phù hợp để thoát nước tốt và cần có biện pháp lau rửa ngay khi nước đổ ra sàn.kinh-nghiem-bao-tri-bao-duong-gach-bong-va-nen-
Mạch vữa cần kín và phẳng nhẵn, không để lọt nước. Không sử dụng đá lát nền ở những nơi tụ nhiều nước như hàng hiên, phòng vệ sinh.

Biện pháp ngăn chặn là florua hoá bề mặt đá, làm tăng tính chống thấm bằng các chất kết tủa mới sinh ra. Ngoài ra, có thể bôi dầu nhựa thông, paraphin và gudrong lên bề mặt vật liệu.[/tintuc]

[tintuc]Đá marble hay còn được gọi là đá cẩm thạch là loại đá hóa sinh, được hình thành từ đá vôi có cấu tạo không phân phiến ở dạng bột. Có tính chất cứng và bền, nhưng xốp và mềm hơn so với đá granite. Nhưng bù lại đá marble có vân màu đẹp tự nhiên, sống động và hài hòa tươi tắn hơn bất kỳ loại đá nào. Như vậy đá marble cũng có rất nhiều điểm yếu và điểm mạnh khác nhau và chúng ta chưa biết hết. Cùng đón đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu ưu nhược điểm đá marble và những điều hay ho về loại đá trang trí này.


Các mẫu đá marble đang dần thay thế các loại gạch ốp lát thông thường. Bởi nhu cầu làm đẹp ngày càng tăng cao, và đá marble có thể đáp ứng được điều này bởi vẻ đẹp màu sắc cũng như vân đá marble đều khiến nhiều khách hàng yêu thích. Do đó, đá marble trở nên ngày càng được ưa chuộng và thịnh hành trên thị trường gạch đá ốp lát nội thất và ngoại thất.

1.Ưu điểm nổi trội của đá marble

Vân đá: Đá cẩm thạch thể hiện vẻ đẹp rất riêng. Mỗi viên đá marble được cắt ra đều là duy nhất, không trộn lẫn vì chất vân có một không hai. Chất vân tự nhiên trên từng phiến đá lúc mềm mại như những nét chấm phá trong bức tranh thủy mặc, khi lại có hình thù độc đáo, trừu tượng.

Màu sắc: Điểm nổi trội nữa là đa dạng về màu sắc. Chính vì nét độc đáo này mà đá marble trở thành độc nhất thể hiện sự sang trọng, độc đáo trong công trình của gia chủ.

Độ bền: Về độ bền, đá cẩm thạch nằm trong số những loại vật liệu tự nhiên có độ bền thách thức với thời gian. Độ dày của đá giúp nền nhà chịu nén, chịu được sự va đập mạnh.

Chịu nhiệt: Tính chịu nhiệt là một ưu thế so với các loại đá tự nhiên khác. Nó đảm bảo ngôi nhà được ốp bằng loại đá này có nhiệt độ đồng nhất. Chống lửa rất tốt, vì thế nó đảm bảo hơn cho ngôi nhà trước mối nguy về an toàn cháy nổ.

Thấm nước: Về cơ bản, đá cẩm thạch nói chung và đá cẩm thạch có trên thị trường hiện này là loại đá có khả năng chịu nước không thật sự tốt, đó là lí do đá Marble thường được ưu tiên sử dụng trong thiết kế nội thất. Đây cũng là lý do mà thi công đá marble cần cẩn thận và chú trọng hơn.

2.Nhược điểm đá marble
Giá cả: Thông thường giá marble có giá khá cao trên thị trường, giá thành còn đắt hơn đá granite. Điều này cũng không lấy làm lạ vì yếu tố thẩm mỹ quyết định giá cả.

Độ cứng: Đá marble tự nhiên có đọ cứng và bền khá cao, tuy nhiên do được hình thành từ đá vôi, có tính bột xốp nên đá marble vẫn có độ cứng kém hơn đá granite.

Khả năng chống thấm: Đá marble chống thấm kém hơn đá granite, có thể chuyển màu và dính bụi bẩn dễ gây chuyển màu làm mất đi vẻ đẹp ban đầu.

Giá thành thi công: Chính vì vấn đề chống thấm kém hơn đá granite nên việc thi công cần cầu kỳ và đầu tư hơn, giá thành thi công cũng cao hơn tương ứng.

3.Mua đá marble ở đâu?

Thị trường ngày càng xuất hiện nhiều các cửa hàng, các siêu thị bán gạch đá. vật liệu xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng. Tuy nhiên bạn nên sáng suốt lựa chọn địa chỉ bán đá marble uy tín để có được mẫu đá đẹp và chất lượng tốt.

Chúng tôi giới thiệu tới những gia chủ có ý định muốn mua các loại gạch đá trang trí, gạch đáp ốp lát địa chỉ cung cấp vật tư xây dựng vô cùng uy tín, chất lượng cao – Newlandjsc- đồng hành cùng mọi công trình.

Đá marble tại đây có khả năng chống thấm cực tốt, không thấm nước cao hơn hẳn các loại đá marble thông thường trên thị trường. Sở dĩ chúng tôi dám khẳng định điều này là bởi đá cẩm thạch của Newland có thớ đá kín, không có các lỗ “rỗ” trong thớ đá. Nên mặc dù không phủ bất cứ một lớp hóa chất nào lên mặt đá thì bản thân đá Marble của Newland đã có khả năng chống thấm nước cực kỳ tốt. Ngoài ra Newland cũng đã đưa các mẫu đá của mình đi kiểm tra chất lượng và vượt qua các tiêu chuẩn khắt khe nhất.[/tintuc]

[tintuc]Gạch bông với nhiều ưu điểm như mát mẻ mùa hè, ấm áp mùa đông, màu sắc hoa văn đa dạng phong phú… nên được nhiều người quan tâm và lựa chọn. Tuy nhiên gạch có nhiều kích thước, để chọn cho ngôi nhà của mình một kích thước phù hợp thì không hề đơn giản. Có một số mẹo chia sẻ sau đây sẽ giúp ích được các bạn rất nhiều trong việc lựa chọn kích thước gạch bông.

1. Ước lượng kích thước phòng của bạn

Đầu tiên bạn cần ước lượng diện tích căn phòng hoặc nơi bạn cần ốp lát. Đây là việc làm khá quan trọng nó sẽ quyết định xem bạn nên chọn kích thước gạch bao nhiêu cho phù hợp và từ đó sẽ tính toán  được số lượng gạch cần để mua, số lượng keo dán hoặc vữa. Nhằm mục đích tối ưu hoá chi phí và có cái nhìn tổng quan hơn trước khi đi mua gạch.

Nếu muốn độ chính xác cao các bạn có thể lấy giấy kẻ ô vuông, thước và vẽ nên mô hình của sàn nhà và tường nhà, sau đó sắp xếp những viên gạch theo ý của bạn.

Bạn nên làm một vài bản mẫu diện tích không gian của bạn để bạn có thể thử một vài ý tưởng khác nhau rồi so sánh chúng với nhau hoặc từ đó tham khảo những người có kinh nghiệm hơn để chọn được ý tưởng hoàn hảo cho ngôi nhà.

2. Kích thước gạch bông thông dụng

Gạch bông hiện nay có rất nhiều loại với nhiều kích thước khác nhau. Đối với gạch bông lát nền thường là hình vuông với kích thước 20×20, 45×45, 75×75. Còn đối với mẫu gạch bông ốp tường thường sử dụng những loại gạch hình chữ nhật với kích thước 25×75, 35×60…

Dù sử dụng gạch bông trang trí tường hay lát nền thì hình dáng và kích thước đều ảnh hưởng rất nhiều. Còn với những nền nhà lớn hơn 4m thì nên chọn những viên gạch có kích thước lớn 45×45, 75×75…



3. Nhà diện tích nhỏ

Với những không gian chật hẹp không nên chọn những viên gạch bông có kích thước quá lớn sẽ khiến ta không thuận mắt nhìn.

Hơn nữa việc chọn gạch bông có kích thước lớn trong căn phòng nhỏ sẽ mất thêm thời gian cắt gạch để lót những khu vực góc hay cạnh tường. Điều này sẽ khiến căn phòng trở nên không đẹp mắt lại còn lãng phí gạch. Đồng thời nên tránh những gam màu sẫm vì sẽ khiến căn phòng trở nên chật hơn.

Với những nền nhà nhỏ hơn 4m thì nên chọn các mẫu gạch bông có kích thước tương ứng là 20×20 hoặc 30×30 kết hợp với những lát xéo để mang lại cho không gian cảm giác rộng hơn.

4. Ngôi nhà diện tích rộng rãi

Những nền nhà lớn hơn 4m thì nên chọn những viên gạch bông có kích thước lớn 45×45, 75×75… sẽ tạo được hiệu ứng hài hoà cho mắt, căn phòng trông tinh tế và rộng rãi hơn.

Với những thông tin bổ ích trên hy vọng rằng sẽ phần nào đó giúp bạn có thể lựa chọn kích thước gạch bông phù hợp với ngôi nhà của mình. [/tintuc]

[tintuc]Khi tiến hành chọn gạch ngói để lợp mái nhà, nhiều chủ nhà sẽ rất đau đầu không biết nên chọn lợp ngói hay dán ngói, chọn ngói nung hay ngói màu. Lựa chọn ngói phải lưu ý vấn đề gì? để phù hợp với nhà mình…. Bài viết dưới đây sẽ nêu ra ưu nhược điểm của từng loại ngói lợp mái nhà và một vài kinh nghiệm cần biết khi lựa chọn ngói.

1.Nên lợp ngói hay dán ngói?

Lợp ngói và dán ngói đề có những ưu và nhược điểm khác nhau, các chủ nhà hãy xem xét trình trạng của căn nhà để có lựa chọn phù hợp.

Về yếu tố thẩm mĩ, dù làm mái theo kiểu dán ngói hay lợp ngói thì vẻ bên ngoài, kiến trúc bên ngoài mà 2 kiểu mái này đem lại là như nhau. Nếu nhìn từ bên ngoài, bạn sẽ chẳng thể nào phát hiện ra được mái này là ngói dán hay ngói lợp. Do đó, 2 kiểu mái nhà này được sử dụng khá phổ biến và thường xuyên thay thế cho nhau để khắc phục những nhược điểm về mặt chi phí cũng như cách thi công khác nhau.

 Đối với mái bê tông dán ngói: Lớp bê tông được đúc nghiêng, sau đó ngói sẽ được dán lên. Do đó, khối lượng, trọng lượng của mái rất nặng ( bởi nó bao gồm cả khối lượng của dầm, tấm bê tông cốt thép, vữa , hồ, xi măng,… ) và đương nhiên là cả trọng lượng của những viên ngói đá. Loại mái này bị lưu nhiệt trong kết cấu, đặc biệt là thời gian thi công khá lâu và phức tạp. Đặc biệt, khi xảy ra lỗi hoặc muốn sửa chữa thì rất khó khăn bởi phần mái ngói được dán bên ngoài vô cùng chắc chắn.

Thế nhưng, chọn kiểu mái dán ngói lại khiến đại đa số chủ đầu tư yên tâm bởi tính bền vững, độ an toàn của mái đối với tổng thể công trình nhà ở.

Đối với mái ngói lợp: ( theo kiểu truyền thống với các chi tiết như kèo, đui, mè…) hiện nay được thay thế bằng hệ khung kèo sắt hộp, ưu điểm của loại mái ngói này chính là khối lượng nhẹ hơn. Các viên ngói được lợp với nhau từng lớp từng lớp mà không bị dán “chết” một chỗ nên dễ dàng co giãn theo thời tiết. Điều này cho phép chủ đầu tư dễ dàng sửa chữa, thi công. Khi chọn ngói lợp nhà, cũng nên tính toán, thiết kế chi tiết số lượng đòn tay, rui, mè chính xác để không dẫn đến tính trạng thiếu, thừa gây tốn chi phí , thời gian, nhân công cho chủ đầu tư. Hơn nữa, loại mái ngói lợp cũng có mức chi phí khi thi công thường bằng khoảng 60% so với loại mái bê tông dán ngói nêu trên. Do đó mà hiện nay, kiểu mái lợp vẫn được đa số chủ nhà lựa chọn xây dựng cho ngôi nhà của mình

Như vậy, với những ưu, nhược điểm trên, bạn cũng đã đưa ra được cách lựa chọn kiểu mái nhà nào cho phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của gia đình mình nhất.

2. Lựa chọn ngói lợp nhà- Chọn ngói đất nung hay ngói màu?

Ngói đất nung ( hay còn gọi là ngói nung, ngói đất sét, ngói đất sét nung, …) được sử dụng từ rất lâu trên thị trường. Giống như tên gọi của nó, ngói đất nung được làm từ đất sét nung ở nhiệt độ cao cho đến khi ” chín” . Quy trình làm ngói đất nung được ông cha ta thực hiện rất bài bản và công phu, quá trình nung sẽ khiến cho bề mặt ngói trở nên kháng nước, có thể chịu được mưa, tuyết và tan băng, kháng lửa.
Ngói đất nung
Hiện nay, công nghệ ngày càng phát triển, con người càng nghĩ ra nhiều giải pháp tối ưu hơn cho loại ngói được xem là ” truyền thống” này. Một số cách để tăng tuổi thọ, tính thẩm mỹ của ngói được nhiều nơi áp dụng như: Phủ lớp men bảo vệ lên bề mặt ngói để tăng khả năng bảo vệ ngói, tạo cho ngói độ bóng, mới khi sử dụng trong thời gian dài.

Vả chủng loại cũng ngày càng đa dạng hơn: ngói được phân loại theo kiểu ngói nội và ngoại nhập. Với ngói ta: Có ngói mũi hài, ngói vẩy cá, ngói mắt rồng, ngói mũi tàu,ngói mũi sen, ngói mũi lá…. Còn với ngói tây thì có các loại như ngói 20, ngói 22, ngói Marseilles. Ngói tàu thì có ngói lưu ly và ngói âm dương. Tuy cách gọi khác nhau nhưng về cơ bản chúng đều mang những đặc điểm chung thường thấy của loại ngói đất nung truyền thống.

Ngói màu: Ngói màu là loại ngói lợp có quy cách từ 9-10 viên/m2, cấu tạo được làm bằng xi măng hoặc gốm. Trên bề mặt được phủ một lớp sơn màu. Và có rất nhiều màu sắc khác nhau để bạn tha hồ lựa chọn cho ngôi nhà của mình. Hiện nay, ngói màu đã và đang được sử dụng rất nhiều trên khắp cả nước do tính đa dạng về màu sắc cũng như mang lại cho chủ nhà nhiều sự lựa chọn hơn.

Ngói màu
Khác với ngói đất nung, chỉ có sự chọn lựa màu sắc duy nhất thì ngói màu lại đem đến cho người dùng vô vàn trải nghiệm thú vị như màu xanh mực, màu xanh lá, màu đen, màu nâu,… các màu sắc trên phù hợp với tuổi, phong thuỷ của từng gia chủ khác nhau, sẽ đem lại những điểm khác biệt thú vị riêng cho từng ngôi nhà mà không hề bị trộn lẫn với bất cứ đâu.
Ngói màu
Ngói màu cũng phù hợp với phong cách kiến trúc hiện đại ngày nay, khi mà con người đang ngày càng đòi hỏi cao hơn về kiến trúc, về khác biệt, và cả cá tính của chủ nhà. Do đó, lựa chọn ngói màu là sự chọn lựa phù hợp về cả mặt phong thuỷ, chức năng và chất lượng ngói. Ngoài ra, ngói được sản xuất theo công nghệ ép nguội nên không bị cong vênh, biến dạng do yếu tố thời tiết. Viên ngói được sản xuất 1 cách công nghiệp nên chuẩn xác về mặt kích thước cũng như các thông số về mặt kĩ thuật, trọng lượng. Thêm nữa, ngói màu có thêm khá nhiều phụ kiện nhu cuối nóc, cuối mái, cuối rìa,… sẽ làm cho tổng thể mái đẹp và sang trọng hơn , biến hoá đa dạng nhiều hình ảnh hơn so với loại ngói đất nung thông thường.

Tuy nhiên, nhiều người khá lo ngại về độ bền của màu mái ngói. Bởi thực tế cho thấy có rất nhiều công trình chỉ sau vài năm sử dụng, mái ngói đã bị bạc màu thậm chí là rêu mốc. Về phía nhà sản xuất hầu hết họ chỉ bảo hành màu mái từ 5-7 năm. Còn sang đến năm thứ 8 thì ngôi nhà phải tự chịu trách nhiệm… Do đó bạn nên chọn loại ngói màu có chất lượng tốt trở nên để bảo đảm được màu sắc cũng như các yếu tố về mặt thẩm mỹ khác.

3. Một số lưu ý, kinh nghiệm chọn ngói lợp nhà khác nên chú ý!

– Để giảm thiểu mọi lo lắng và băn khoăn cho mình, đầu tiên bạn nên tìm một đơn vị tư vấn thiết kế, vậy là điều duy nhất bạn cần làm đó là chuẩn bị chi phí và đưa ra nhu cầu, sở thích của mình. Còn mọi chuyện khác, đơn vị tư vấn thiết kế đó sẽ giúp bạn hoàn thiện tất cả mọi thứ mà không phải lo lắng quá nhiều.

– Nếu được, bạn nên chọn màu ngói phù hợp với mệnh, tuổi , của mình. “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”-  để an tâm và thoải mái hơn khi sống trong ngôi nhà cả cuộc đời

– Lựa chọn đơn vị cung ứng vật tư: Bạn nên tham khảo ít nhất 2 đơn vị cung cấp vât liệu ngói để đưa ra cho mình được những đánh giá, so sánh trước khi quyết định lựa chọn. Một số tiêu chí bạn nên đưa ra hàng đầu đó là chất lượng, chủng loại, thương hiệu, và chi phí.

– Khi thi công phần mái: cần chú ý đến quy trình giám sát để bảo đảm quá trình thi công , vận chuyển ngói không bị vỡ.
….
Như vậy, tổng hợp cách lựa chọn ngói lợp nhà đầy đủ và hoàn thiện nhất trên đây sẽ giúp bạn có thêm những kinh nghiệm để hoàn thiện ngôi nhà cho gia đình mình.[/tintuc]

[tintuc] Dưới đây là video thử độ bền của ngói lấy sáng Thái Lan được chúng tôi thử nghiệm ở độ cao trên 4m.



[/tintuc]

[tintuc]Ngói lấy sáng được làm từ hợp chất PC (Poly Cacbonat), PMMA (Poly Metyl Meta Acrilat),… Polycarbonate tức PC là một vật liệu rất bền. Không giống như hầu hết các nhựa nhiệt, polycarbonate có thể trải qua sự biến dạng nhựa lớn mà không nứt hoặc vỡ, tính đàn hồi cao, chịu va đập và ma sát. Được sử dụng trong các ngành ô tô, máy bay, kính lấy sáng có bề mặt lớn, tường âm thanh, các sản phẩm kỹ thuật DVD, Blue-Ray , màn hình bảo vệ, viễn thông… Đặc biệt là kính chống đạn cho xe hơi hoặc kính vách ngăn an ninh trong các ngân hàng.


Ưu điểm & nhược điểm ngói lấy sáng

Ưu điểm: Tính bền cơ và độ cứng vững rất cao, độ trong viên ngói cao, lấy sáng đến 99%, ánh sáng không bị đổi màu, ít bị ố vàng do thời tiết, không bị rạn nứt do nhiệt, khả năng chống va đập tốt, tỷ trọng viên ngói nặng hơn so với các viên ngói lấy sáng khác…
Nhược điểm: Do có độ bền cơ và độ cứng cao nên loại ngói lấy sáng là từ hợp chất này khó gia công dẫn đến giá thành cao, khoảng 2-2,5 triệu/m2


Ưu điểm & nhược điểm ngói lấy sáng

-Ngói lấy sáng được làm từ hợp chất PS (Poly Stiren), AS (Acrilic Stiren),… PS là loại nhựa cứng trong suốt, không có mùi vị, cháy cho ngọn lửa không ổn định. PS không màu và dễ tạo màu, hình thức đẹp, dễ gia công bằng phương pháp ép và ép phun (nhiệt độ gia công vào khoảng 180 – 200oC).
Ưu điểm: Lấy sáng đến 65%, giá thành thấp 0,8 – 1,1 triệu/m2….
Nhược điểm: PS có trọng lượng phân tử thấp rất dòn và có độ bền kéo thấp, ánh sáng đổi màu (PS cho màu tím, AS cho màu xanh), chịu tác động của thời tiết (ố vàng và rạn nứt trong quá trình sử dụng).[/tintuc]

[tintuc]Một số câu hỏi phổ biến về gạch tuynel và gạch đất sét nung 



Hỏi:  Hướng dẫn chung về Gạch ?

Trả lời : 

Gạch được làm từ đất sét nung và rất đa dạng về màu sắc, bề mặt và hình dạng.  Công nghệ làm gạch có thể là thủ công, hay hiện đại như tuynel. Màu của gạch có thể có được từ sét hoặc từ phụ gia. Trong cả hai trường hợp, màu rất bền như bản thân viên gạch vậy.

Có ba loại gạch chủ yếu - gạch xây, gạch ốp và gạch lát.  Gạch xây dùng để xây tường, vách công trình. Tường có thể tường đơn hay tường đôi. Tường đôi chống thấm tốt hơn nhưng tốn nhiều gạch hơn. Gạch xây có thể có lỗ (2 lỗ, 3 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ... hoặc gạch đặc). Gạch đặc ít thấm nước và cứng hơn (mác cao hơn) gạch có lỗ. Gạch lát và ốp được làm với rất nhiều kích thước khác nhau, nhưng hầu hết các dự án lát ngoài có thể được xây dựng trên cơ sở các loại cơ bản. Các kích thước này thường là 300x300mm cho gạch lát và 200x50mm cho gạch ốp, và trọng lượng khoảng 2-4kg một viên.

Hỏi: Tại sao Gạch đất sét nung lại là Tốt Nhất ?

Trả lời:

67,8% chủ nhà thích gạch đất sét nung. Gạch xây bằng đất sét nung cao cấp tuynel nhẹ, chống thấm tốt, giá thành rẻ. Đối với gạch lát và ốp, gạch đất sét nung cho giá trị cao, ít yêu cầu bảo trì và độ bền cao hơn, Gạch đất sét nung là vật liệu đầu tư tốt hơn so với nhựa vinyl, gỗ, hay là ván ốp ngoài khung nhôm.  Lợi ích của gạch đất sét nung là đáng kể khi so sánh với các lựa chọn có độ bền ít hơn.  Cùng với sự ưa chuộng gạch đất sét nung của khách hàng còn có nhiều lợi ích về thẩm mỹ và kinh tế khác làm cho bộ sưu tập gạch không chỉ là sự lựa chọn đẹp nhất và còn thiết thực nhất.

-  Nhà Gạch chống cháy tốt hơn
-  Nhà Gạch dễ chăm sóc giữ gìn hơn
-  Nhà Gạch bảo toàn năng lượng và tiết kiệm tiền.

Hỏi: Cơ bản về Gạch ốp tường ?

Trả lời: 

Có rất nhiều loại gạch ốp tường, nhưng người mua chỉ cần quan tâm tới ba loại.
Gạch ốp tuờng phổ biến nhất là "gạch trang trí". Gạch cẩn tường được đặt ở ngoài khung của căn nhà và gạch trang trí được gắn lên khung nhà .
Các loại gạch ốp tường phổ biến khác sử dụng trong nhà là gạch xây "tường bao" tức là tường gánh trọng lượng của cả căn nhà . Với loại gạch này không cần phải có khung đỡ sau lớp gạch. Thay vào đó, gạch, thường là gạch lỗ, gạch ống, tạo nên lớp bao quanh và cơ cấu của căn nhà .
Trong một số trường hợp, căn nhà có thể có "tường gạch hổng lỗ" (mà thường cũng là tường bao). Đây là loại tường mà khoảng trống giữa lớp trong và lớp ngoài bằng chiều rộng của viên gạch. Khoảng trống này thường được lấp đầy bằng lớp cách nhiệt. Thông thường, loại tường này được xây khi lớp tường trong nhà là loại xây không tô. Tuy nhiên, lớp tường xây không tô này có thể được xây bằng gạch cẩn tường hoặc gạch chịu lực.Trong các nhà phố, gạch tường thường làm tường bao, hỗ trợ trọng lượng cho kết cấu của nhà . Thêm vào đó, "tường ngăn" giữa nhà nọ với nhà kia cho phép kiểm soát được âm thanh và chống cháy. Gạch do đặc và chắc nên có thể giảm bớt sự truyền âm thanh và do làm bằng đất sét nung nên có tính chống cháy tuyệt vời. Hơn nữa, nếu tường ngăn làm bằng gạch, nó có thể trở thành điểm sáng trong trang trí nội thất của căn nhà . Nếu bạn tìm kiếm một căn nhà phố, hãy tìm các dự án có tường ngăn được xây và xây lên đến tận mái. Điều này sẽ giúp cho thêm cho khả năng chống cháy.
Hỏi: Tại sao chúng ta lại dùng Gạch lát bằng đất sét nung?

Trả lời: 

Gạch lát bằng đất sét nung là lựa chọn lý tưởng cho các nhà thiết kế quan tâm đến vẻ bề ngoài và chi phí trong tương lai của dự án.  Đây là sự lựa chọn có ưu thế cho bề mặt của các dự án cả công nghiệp lẫn đô thị, đặc biệt là những địa điểm dùng chung cho cả người đi bộ và xe cộ.

Hỏi: Chăm sóc Gạch?

Trả lời:

Khi một trong những ưu điểm của gạch là chi phí bảo dưỡng thấp, có một số điểm bạn cần biết để giữ cho khoản đầu tư của bạn luôn đẹp nhất.
-  Trước khi rửa gạch, kiểm tra độ thấm nước qua việc làm ẩm một góc bằng nước sạch.  Sử dụng vòi tưới nước ngoài vườn nếu có.  Nếu gạch trở nên sẫm màu hơn ngay lập tức, chỉ rửa từng phần nhỏ mỗi lần, nói cách khác bạn có thể rửa 9-10m2 một lần.  Khi trời ấm, cũng nên rửa từng phần nhỏ mỗi lần.
-  Luôn làm ướt gạch bằng nước sạch trước khi dùng thuốc tẩy rửa và rửa lại sau khi đã tẩy xong.
-  Dùng xô gỗ, nhựa hay cao su, cái nạo gỗ và bàn chải cứng để rửa gạch.
-  Trong hầu hết các trường hợp, vết bẩn có thể tẩy bằng cách chà bàn chải thấm nước tẩy đồ gia dụng loại mạnh và nước ấm.
-  Để tẩy vết thuốc lá, trộn một hỗn hợp mịn và đặc trichlorethylene (một loại dung môi tinh khiết) hoặc chất tẩy khô, và bột tan tinh lọc.  Dùng bay bôi hỗn hợp này lên vết bẩn và nạo sạch khi khô.  Lặp lại cho đến khi vết bẩn biến mất và sau đó rửa lại bằng nước sạch.
-  Vết sơn mới có thể tẩy bằng loại thuốc tẩy sơn hoặc trộn 1kg trisodium phosphate có bán tại các cửa hàng sơn và đồ ngũ kim vào 4,5 lit nước.  Bôi hỗn hợp này lên vết bẩn và để cho khô.  Cạo bằng nạo gỗ và bàn chải sắt.  Rửa sạch bằng nước.  Với các vết sơn đã lâu, bạn có thể cần dùng chổi bằng thép.  Cần bảo vệ không để hóa chất dây vào những chỗ không bị bẩn.
-  Vết dầu có thể tẩy bằng hỗn hợp 0,5kg trisodium phosphate và 4,5 lit nước.  Bổ sung thêm một ít bột phấn để làm đặc thêm hỗn hợp.  Bôi khoảng 1,3cm hỗn hợp trên vết bẩn và để khô.  Cạo hỗn hợp đã khô bằng nạo gỗ và rửa tường bằng nước sạch.
-  Cây cỏ và dây leo mọc trên tường gạch là m tường ẩm và có thể tạo nên ố lớp vữa và làm mất màu gạch.  Để tẩy những vết này, dùng thuốc diệt cỏ loại tốt theo hướng dẫn ghi trên bao bì.  Không để những chỗ khác cũng bị lây lan.
[/tintuc]

[tintuc]Chọn đúng loại gạch (gạch 6 lỗ, gạch 4 lỗ gạch 2 lỗ, gạch thẻ đặc,...) và đúng kích thước yêu cầu. Sức chịu đạt cường độ qui định của công trình. Kiểm tra nhanh bằng cách bẻ đôi cục gạch để xem mặt cắt viên gạch có bị lỗ, bộng, các hạt tạp chất. Độ hút nước không quá 18% trọng lượng viên gạch. 

Trước khi xây, gạch phải nhúng nước, để không hút nước trong hồ vữa. Nhưng không được ngâm quá lâu dẫn đến mặt tường sẽ bị “lên hoa” (meo mốc) về sau. Làm sạch bề mặt gạch trước khi xây. Các bước xây:

-       Lấy mốc, trải vữa lớp dưới dày 15 - 20mm, miết mạch đứng dày 5 - 10mm .

-       Xây một lớp để kiểm tra tim cốt, trải vữa liên tục để xây hàng kế tiếp cho đến cốt lanh tô thì dừng lại để chờ lắp lanh tô.

-       Xây tiếp phần tường phía trên lanh tô.

-      Đối với các phần xây nhỡ các kích thước gạch sẽ được cắt gạch cho phù hợp kích thước khối xây.

-      Xây từ dưới lên trên, tường chính xây trước, tường phụ xây sau, xung quanh xây trước, trong xây sau.

-      Nếu gạch khô phải tưới nước để đảm bảo gạch không hút nước của vữa tạo liên kết tốt khi xây.

-      Bề mặt tiếp giáp khối xây phải được trát một lớp hồ dầu để tạo độ liên kết giữa gạch và bề mặt tiếp giáp đó như dầm, cột.

-      Để đảm bảo cho tường thẳng và phẳng thì trong quá trình xây phải giăng dây nhợ và thường xuyên thả quả dọi.

-      Mạch vữa ngang không dày hơn 2cm, mạch đứng không quá 1,5cm, các mạch phải đầy vữa không để rỗng, bọng. Điều chỉnh tăng vữa ở phía vữa thấp nếu tường không ngang phẳng. Có một cách xây là 2 dọc 1 ngang.

-      Chú ý ở vị trí tiếp giáp giữa tường và dầm thì phải xây xiên, xây bằng gạch đinh đồng thời các lỗ trống phải miết hồ kĩ nhằm tránh trường hợp nứt ở mép tiếp giáp của tường với dạ đà.

-       Ở vị trí tiếp giáp của tường với mặt trên của đà cũng được xử lý một lớp hồ dầu khoảng 1cm và xây khoảng 03 hàng gạch đinh để chống nứt.

-       Khi xây luôn để ý những lỗ trống trên tường để lắp dựng cửa, lam gió, đường điện, ống nước... sau này.

-      Sau khi khối xây vừa xong thì hạn chế các lực va chạm để khối xây đạt cường độ từ từ.

-       Sau khi xây gạch gặp trời mưa: cần che đậy; gặp trời nắng: cần tưới nước.

-      Tường xây dở (cách đêm) không được để mạch răng cưa mà để mạch giật cấp theo ta-luy để hôm sau xây tiếp.

-     Trừ tường mười, gạch một dầy khoảng 10cm còn tường đôi (dầy khoảng 20cm) hay tường ba (dầy khoảng 30cm) ngoài hàng gạch dọc theo tường tạo thành lớp tường 10cm còn phải đặt gạch ngang vuông góc với mặt tường để liên kết các lớp tường này với nhau theo nguyên tắc ba dọc một ngang hay năm dọc một ngang. Vị trí gạch ngang ở tường ba phải đảo nhau để liên kết cho tốt.

-        Nếu xây tiếp lên tường cũ thì cần phải vệ sinh tưới nước tường cũ trước khi xây tiếp.

Tóm lại kỹ thuật và nguyên tắc xây gạch: "ngang bằng, đứng thẳng, mặt phẳng, góc vuông, mạch không trùng, khối xây đặc chắc 
[/tintuc]

[tintuc]Ngói đất nung, ngói nung, ngói đất sét hay ngói đất sét nung là loại vật liệu lợp mái đã được sử dụng từ hàng ngàn năm trước. Ngói được sử dụng từ thời kỳ đồ đồng ở Hy Lạp cổ đại khoảng 2500 năm trước Công nguyên, ở khu vực Trung Đông và Trung Quốc thời kỳ đồ đá cách đây khoảng 10.000 năm. Ngói đất nung là loại vật liệp lợp mái phổ biến của người Hy Lạp và La Mã cổ đại. 


Ưu điểm của ngói đất nung

          Ngói đất sét nung ưa nhìn, không thấm nước và bền. Đất nung là loại chất liệu tự nhiên được làm từ đất sét nung ở nhiệt độ cao cho đến khi "chín". Quá trình này làm cho bề mặt ngói trở nên cứng, kháng nước, có thể chịu được mưa, tuyết, đóng và tan băng, hay sự bào mòn bởi không khí có hơi muối ở các duyên hải ven biển. Ngói đất nung kháng lửa, có tuổi thọ lên đến 100 năm hoặc hơn và hầu như không cần bảo dưỡng gì. Ngói đất sét nung cũ vẫn có thể dùng để lợp lại mái khác.

         Ngói đất nung có màu đỏ truyền thống (màu đỏ ngói), là một màu sáng nên phản xạ ánh sáng tốt hơn. Mái ngói màu sáng cũng được gọi là mái "ngói mát" vì không hấp thụ nhệt nhiều như các loại mái ngói có màu tối. Ngói có màu tối có thể đạt tới nhiệt độ lên tới 65-90 độ C, trong khi các loại "ngói mát" mát hơn cỡ 20 độ C so với ngói sẫm màu. Vì vậy, nói chung ngói đất sét nung sẽ lợp nhà mát, tiết kiệm chi phí máy lạnh, điều hòa, quạt máy.

          Ở nước ngoài, nhiều nhà sản xuất ngói phát triển sản xuất các loại ngói đạt những chỉ số tạm gọi là phản xạ (reflectivity) và phát xa (emissiivity) cao hơn. Những loại ngói này nhiều màu sắc hơn ngoài màu đỏ-cam truyền thống và vẫn đạt được những tính chất của "ngói mát".

         Nhiều nhà sản xuất còn phủ lớp men lên về mặt ngói để tăng khả năng bảo vệ ngói. Thường những loại  ngói này chỉ phủ mặt trên còn bên dưới vẫn là ngói nung thông thường để giảm bớt gánh nặng về chi phí (vì sản xuất ngói tráng men rất tốn kém). Ngói đất nung tráng men loại bỏ rêu mốc và giữ màu sắc ngói sáng bóng.

         Ngói đất nung có rất nhiều hình dạng, đặc biệt ở Việt Nam có nhiều mẫu ngói tù kiểu ngói ta truyền thống đến ngói có nguồn gốc từ Trung quốc hay từ phương Tây do người Pháp mag đến.

Nhược điểm của ngói đất nung

        Lắp đặt mái ngói đất nung đòi hỏi thợ có kỹ thuật và kinh nghiệm vì lợp ngói đất sét nung khó hơn các loại vật liệu lợp mái khác. Ngói phải được lợp chuẩn để chống chịu mưa nắng, các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa gió, đóng băng, mưa đá..

        Ngói đất nung cũng có thể bị bể vỡ, ví dụ như cành cây đổ. Vì thế khi lặp đặt mái ngói, cần đi lại cần thận.

       Ngói đất nung nhìn chung nặng, vì thế cần một khung mái và tường vững chắc. Với những mái có độ dốc thấp quá cũng không nên lợp ngói đất nung.

        Chi phí mái ngói đất nung có thể tăng lên tùy thuộc vào khoảng các từ nhà máy sản xuất tới công trình.[/tintuc]

[tintuc]Chất lượng của một công trình phần lớn được quyết định bởi gạch xây dựng. Gạch xây dựng tạo nên những tường bao chắc chắn, kín đáo, có công dụng che nắng che mưa cho ngôi nhà. Hiện nay, thị trường gạch xây dựng rất đa dạng chủng loại, bao gồm gạch thủ công, gạch tuynel (gạch nung) và gạch block (gạch không nung). 
Vì vậy, việc lựa chọn được loại gạch phù hợp với công trình không phải là điều dễ dàng. Những thông tin dưới đây phần nào sẽ giải đáp một số thắc mắc của bạn đọc về gạch xây dựng hiện nay. 

Có bao nhiêu loại gạch xây dựng?

  Gạch xây dựng được chia thành nhiều loại khác nhau, nhưng chung quy gồm 2 loại cơ bản là gạch đất nung và gạch không nung. Gạch đất nung là loại gạch truyền thống rất phổ biến trong các công trình ở Việt Nam với tỷ lệ sử dụng chiếm tới 80%. Thành phần nguyên liệu của gạch đất nung là đất sét được nung ở nhiệt độ cao. 

Còn gạch không nung là một loại vật liệu xây dựng mới, với thành phần chủ yếu từ xi măng, mạt đá, phế thải công nghiệp. Đặc trưng cơ bản của gạch không nung là không được nung ở nhiệt độ cao mà là được ép định hình rồi trải qua quá trình rung với tần suất cao, tạo nên những viên gạch cứng, chắc, độ bền cơ học cao. Gạch không nung được chia thành 2 loại là gạch block và gạch bê tông bọt khí. Ngoài ra, còn có gạch rỗng và gạch đặc, tùy thuộc vào yêu cầu xây dựng của mỗi công trình mà chọn sử dụng cho phù hợp.



 Gạch rỗng và gạch đặc khác nhau như thế nào?

Sự khác nhau cơ bản giữa gạch rỗng và gạch đặc là cấu tạo. Theo đó, gạch rỗng có các lỗ rỗng phía trong viên gạch, có thể là 2, 3, 4, 6 hoặc 10 lỗ tùy yêu cầu thiết kế. Chính vì cấu tạo rỗng nên gạch rỗng sử dụng ít nguyên liệu hơn, nhờ đó mà giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, gạch rỗng lại có khả năng chịu nén (MAC) thấp, độ hút nước cao. Ngược lại, gạch đặc có cấu tạo một khối xuyên suốt, không có lỗ, do vậy tốn nhiều nguyên liệu sản xuất hơn, giá thành đắt hơn. Nhưng bù lại, gạch đặc cứng chắc và ít thấm nước, được sử dụng cho những công trình yêu cầu cao về chất lượng.

 Gạch rỗng và gạch đặc sử dụng trong những trường hợp nào?

Mặc dù có khả năng chịu nén không cao nhưng gạch rỗng vẫn được đánh giá là đáp ứng tốt các yêu cầu xây dựng, thường được sử dụng để xây dựng tường bao cho hầu hết các công trình. Còn gạch đặc chủ yếu để thi công các hạng mục hầm, móng hay tường bao cho những công trình yêu cầu khả năng cách âm, cách nhiệt và kháng nước cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng gạch đặc để xây tường bao thì chi phí xây dựng có thể tăng lên gấp 2 - 3 lần.

Bên cạnh đó, mỗi vùng miền địa lý khác nhau sẽ có “thói quen” sử dụng gạch xây dựng khác nhau. Nếu như các tỉnh miền Bắc và miền Trung thường sử dụng gạch rỗng 6 lỗ thì các tỉnh miền Nam lại chuộng gạch rỗng 4 lỗ hơn. Trong khi miền Trung sử dụng gạch lỗ tròn thì miền Nam lại thích dùng gạch lỗ vuông,… 

 Có nên sử dụng gạch thủ công trong xây dựng?

Gạch tuynel là loại gạch nung được sản xuất theo công nghệ bắt nguồn từ Đức, nhờ vậy mà chất lượng đồng đều, tiêu tốn ít nguyên liệu và hạn chế ô nhiễm môi trường. Còn gạch thủ công cũng được sản xuất tương tự như vậy, nhưng lại sử dụng lò đứng, lò vòng, lò thủ công, lò hoffman,… để nung gạch nên trong quá trình nung, không kiểm soát được nhiệt độ lò đốt, vì vậy mà các sản phẩm gạch không đạt được sự đồng đều về độ chín cũng như kích thước. Do đó, mặc dù có giá thành rẻ hơn nhưng gạch thủ công lại không được khuyến khích sử dụng.

 Còn với gạch block thì sao?

Gạch block đang nhận được sự đánh giá rất cao trên thị trường gạch xây dựng hiện nay mà trước hết là sự đồng đều. Có thể nói, với gạch block, 100 viên gạch đều như nhau về kích thước cũng như các thông số kỹ thuật khác. Bên cạnh đó, gạch block còn hội tụ nhiều ưu điểm như cường độ nén gấp 2 - 4 lần gạch đất nung, độ thấm nước thấp, có khả năng chế tạo thành nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Đặc biệt, khi dùng để xây dựng nhà xưởng thì không cần dùng trát vữa, góp phần tiết kiệm nguyên liệu và chi phí xây dựng.

      Gạch block đã được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển từ thập niên 80 của thế kỷ trước, nhưng vẫn còn khá xa lạ ở Việt Nam. Hiện nay, nhà nước ta cũng đang đưa ra nhiều chính sách phát triển việc sản xuất và sử dụng gạch block, không chỉ trong các công trình cao cấp mà cả trong công trình dân dụng. Nhưng lưu ý, chỉ sử dụng gạch block có chứng nhận đạt tiêu chuẩn MAC cũng như khi thi công, đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm và tay nghề cao bởi gạch block có kích thước gấp 3 - 4 lần gạch đất nung, vì thế trọng lượng cũng nặng hơn.       
Theo tcxd.vn[/tintuc]

[tintuc]Giữa 2 phương pháp, hoặc sử dụng ngói lợp nhà theo kiểu xưa để tạo vẻ đẹp gần gũi, truyền thống, hoặc đúc bê tông rồi dán ngói để mang lại sự kiên cố, chắc chắn, nhiều gia chủ vẫn rất phân vân không biết nên nghiêng về sự lựa chọn nào. 


Mặc dù cùng tạo ra một dáng vẻ bề ngoài là ngói, kết quả cuối cùng cũng là tạo nên những mái nhà truyền thống, thuần Việt, nhưng giữa việc lợp ngói và dán ngói vẫn có những sự khác biệt nhất định.

Nếu áp dụng phương pháp làm mái bê tông đúc nghiêng sau đó dán ngói lợp nhà lên thì sẽ tạo trọng lượng khá lớn cho toàn bộ mái nhà, vì ngoài lớp ngói còn có thêm lớp bê tông, bao gồm cả dầm, tấm sàn… từ đó tạo áp lực không nhỏ cho kết cấu của công trình. Bên cạnh đó, phương pháp đúc bê tông rồi dán ngói cũng sẽ tạo nên hiện tượng lưu nhiệt giữa 2 lớp kết cấu, làm cho không gian nội thất vì thế sẽ nóng hơn trong điều kiện thời tiết nắng nóng, khó hạ nhiệt một khi bị ánh nắng trực tiếp chiếu vào, nhất là trong những ngày mùa hè.

Một khuyết điểm nữa của phương pháp này là do mái bê tông có diện tích bề mặt rộng, sở hữu tính chất dễ co ngót trước sự thay đổi của thời tiết nên dễ gây ra hiện tượng thấm, dột. Ngoài ra với mái ngói kiểu này, không những mất thời gian thi công do kết cấu phức tạp, mà còn gây mất thời gian khi sửa chữa, xử lý chống thấm sau một thời gian sử dụng.

Còn với phương pháp sử dụng ngói lợp nhà theo cách truyền thống, sử dụng hệ kèo, rui, mè… hoặc hệ sắt hộp, thép mạ thì những ưu điểm mang đến là phần mái có khối lượng nhẹ hơn hẳn. Sự liên kết của các viên ngói trên giàn không phải thông qua phương pháp dán lên trên tấm bê tông nên có thể co giãn theo sự thay đổi của thời tiết, không gặp hiện tượng nứt như phương pháp trên. Quá trình thi công cũng đơn giản hơn rất nhiều, khi cần sửa chữa cũng rất nhanh chóng vì chỉ cần gỡ viên ngói ra để thay thay vì phải đục. Sử dụng mái ngói đơn thuần cũng tạo sự mát mẻ hơn do không có hiện tượng lưu bí nhiệt do không có 2 lớp kết cấu
Khi so sánh về tổng kinh phí, phương pháp lớp mái ngói sử dụng khung thép, mè, rui… chỉ bằng khoảng 60% so với mái ngói dán trên tấm bê tông trên cùng một diện tích thi công.

Nhìn chung, biện pháp dán ngói có thể sử dụng chung cho mái ngói chung, tuy nhiên lại tỏ rõ sự phù hợp hơn nhiều đối với những diện tích nhỏ vì hiện tượng co ngót ít, khối lượng bê tông cũng giảm nên không mất nhiều chi phí (chẳng hạn như mái cổng, mái hắt ban công, mái viền trên cửa…). 

Khi xét về mặt thẩm mỹ, một bộ mái ngói được lợp đầy đủ với hệ rui mè đòn tay dễ mang lại thiện cảm hơn, thanh thoát và đúng “đúng kiểu” nhà Việt hơn so với ngói dán lên một tấm bê tông phẳng.

Có không ít ý kiến cho rằng, việc lợp ngói theo phương pháp truyền thống thì rất dễ bị tạt khi có mưa lớn, có nguy cơ bị trộm xâm nhập từ bên trên do các lớp ngói dễ dàng tháo dỡ. Tuy nhiên quan niệm này chỉ đúng với các loại ngói lợp nhà trước đây. Với các loại ngói hiện đại ngày nay, được thiết kế theo kích thước chuẩn, đồng đều khi lợp đúng quy cách sẽ rất khít và chắc chắn, đặc biệt là khi kết hợp cùng các hệ giàn thép hiện đại thay vì dùng khung gỗ thì nguy cơ bị mục nát thấm dột càng được hạn chế.

Còn phương pháp dán ngói lên bê tông đã dần bộc lộ nhưng hạn chế cho thấy không còn phù hợp với xu hướng hiện tại, nhất là khi xét trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều như nước ta.[/tintuc]

[tintuc]Vẫn biết khi tiến hành thi công xây dựng sẽ phát sinh một vài vấn đề cần được thay đổi cho phù hợp với hiện trạng, thế nhưng trên thực tế lại có những ngôi nhà theo kiểu “thiết kế một đằng, xây một nẻo”.

Nguyên nhân khiến việc thi công khác xa với thiết kế

  Mọi chủ nhà khi đã có ý nhờ đến KTS tư vấn thiết kế hẳn đều mong muốn ngôi nhà của mình đáp ứng đầy đủ các nhu cầu, mong muốn từ công năng tới giá trị thẩm mỹ. Và chính những người tham gia tư vấn cũng luôn đầu tư nhiều công sức, thời gian để tạo ra sản phẩm hoàn hảo nhất, làm hài lòng khách hàng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp khách hàng đã ưng ý với mẫu thiết kế nhưng khi thi công lại khác bản vẽ rất nhiều, trong đó có cả yếu tố ngẫu nhiên lẫn có ý đồ của gia đình.

1. Không có giám sát thi công

Khi đã được tư vấn và có bản vẽ trong tay hầu hết các gia chủ ít thuê giám sát thi công trực tiếp xử lý những vấn đề phát sinh trên công trình nên không thể hiện được hết ý đồ của bản vẽ cũng như của KTS. Lẽ dĩ nhiên là ngôi nhà khi hoàn thiện sẽ thiếu sót hoặc không được như ý tưởng hình thành ban đầu của cả gia chủ lẫn KTS.

2. Nghe theo lời khuyên thợ thi công, bóp méo bản vẽ

Khi gặp phải vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, thông thường các gia chủ đều tự trao đổi với thợ thi công để xử lý mà không tham khảo qua ý kiến của KTS để biết điều đó có gây ảnh hưởng đến công năng, cấu trúc của toàn bộ ngôi nhà không, hay có tác động thế nào về mặt thẩm mỹ. Việc nghe theo lời khuyên của người ngoài để điều chỉnh làm ảnh hưởng tới hệ thống kỹ thuật, hạn chế phần nào công năng sử dụng.

3. Bớt xén, thay đổi vật liệu để giảm bớt chi phí

Thường thì trước khi đi vào thiết kế các KTS luôn tìm hiểu mức kinh phí đầu tư của gia chủ cao hay thấp từ đó điều chỉnh, lựa chọn phương án thiết kế, vật liệu xây dựng tối ưu nhất. Thế nhưng ngay cả khi đã được tư vấn và lựa chọn vật liệu phù hợp thì trong giai đoạn thi công vẫn xảy ra nhiều trường hợp gia chủ ...hết tiền, nhưng để hoàn thiện ngôi nhà thì vẫn phải tiến hành bằng cách bớt xén, thay đổi vật liệu để giảm chi phí, không đúng với bản vẽ. 

4. Chủ đầu tư thiếu hiểu biết

Đây là trường hợp khá phổ biến thường gặp ở các chủ nhà, do thiếu kinh nghiệm và hiểu biết nên dù bản vẽ đã được KTS nghiên cứu kỹ, chi tiết nhưng đến khi thi công các gia chủ lại hay tự ý thêm bớt ý tưởng, tham khảo thêm các mẫu nhà đẹp khác sau đó chắp vá tất cả những điểm được cho là đẹp mắt và hợp lý vào nhà mình, làm phá vỡ hình khối, đường nét kiến trúc đã được phích sẵn cả về kiểu dáng, chất liệu, màu sắc.... dẫn đến tương quan tỷ lệ không phù hợp.

Một nguyên nhân nữa tuy hiếm nhưng không phải không xảy ra là bản vẽ không kỹ, không sát với thực tế do KTS chưa khảo sát kỹ hiện trạng mảnh đất, gây khó khăn trong quá trình thi công.[/tintuc]

[tintuc]Chọn thời điểm xây nhà vào mùa nắng ráo sẽ có nhiều thuận lợi: thời gian thi công không bị gián đoạn, giảm những chi phí phát sinh như phí thủ kho, bảo vệ, thất thoát vật tư, trượt giá, tiền điện…
10 lời khuyên để xây nhà siêu tiết kiệm

Những vấn đề cần thảo luận và có thể phát sinh thành vấn đề trước khi bắt đầu quá trình xây nhà.

Thứ nhất: Chỉ dành 80% số tiền để xây nhà, 20% số tiền còn lại để phòng ngừa việc phát sinh chi phí trong quá trình xây nhà.

Thứ hai: Tham khảo ý kiến từ những nhà mới xây, người quen có kinh nghiệm xây nhà về giá nguyên vật liệu, thợ công để có kế hoạch chi phí thực tế nhất.

Thứ ba: Thông thường 8/10 diện tích là dùng để xây thành phòng (phòng bếp, phòng khách, phòng ngủ), còn 2/10 diện tích là xây lối đi, vệ sinh…

Thứ tư: So sánh nhu cầu sử dụng của gia đình, để quyết định xây rộng bao nhiêu cho phù hợp túi tiền. (Gia đình có bao nhiêu người, thường xuyên có khách đến chơi không)

Thứ năm: Móng nhà nên đầu tư cho cả nhu cầu về sau, khi xây thêm phòng, lên tầng thì không phải làm lại móng nữa. Tiền làm móng thường chiếm 3/10 tổng tiền làm nhà.

Thứ sáu: Xây gờ phào, trang trí nên đơn giản. Vì thợ công gờ phào, trang trí đắt rất nhiều so với kiểu xây thông thường.
Một ngôi nhà đẹp không do nhiều chi tiết hoa văn trên tường hay trần, mà dựa vào sự hài hòa của tổng thể bao gồm độ cân bằng của chiều dài, chiều cao, balcon, của màu sắc, nội thất, cây cảnh để làm toát lên được mong muốn và sở thích của chủ nhà.

Thứ bảy: Chiều cao tầng nhà nên làm trong khoảng 3,3 - 4,5m là vừa đủ thông thoáng và tiết kiệm vật liệu xây dựng.
Kích thước phòng ngủ, khách, bếp bên trong khoảng 12-15 m2 (hay rộng 3,3m x 3,6 – 4,5m dài; chiều hẹp nhất của phòng tối thiểu nên để 3,3 m cho dễ kê đồ).
Cửa sổ và cửa đi nên có kích thước hợp lý, to quá thì tốn tiền (giá tiền làm cửa gỗ chiếm đến 3/10 toàn bộ tiền xây nhà)

Thứ tám: Phòng ngủ, bếp thì nên tận dụng tối đa ánh sáng trời, gió trời. Cầu thang, hành lang, nhà vệ sinh có thể kém sáng, kém thoáng hơn một chút nếu không có điều kiện đất đai.

Thứ chín: Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện, bảo vệ môi trường.

  • Gạch xây nhà: tăng cường sử dụng gạch không nung (để giúp bảo vệ môi trường) như gạch silicat, gạch bê tông nhẹ hoặc các vật liệu phổ biến tại địa phương như đá vôi, đá ong…
  • Phần sân nhà: để đất chiếm 7/10 nhằm mục đích hút nước mưa, giảm nhiệt mùa nắng, trồng cây cảnh hoặc trồng cỏ cảnh.
  • Lối đi ngoài sân: lát gạch tự chèn hoặc các loại vật liệu cho phép nước mưa thấm qua.
  • Nền nhà: có thể cân nhắc lát loại gạch không nung (như granito mài).
  • Bậc thang: có thể đặt loại granito nhà máy hoặc cho thợ thi công tại chỗ, kiểu mẫu và màu sắc có thể theo ý thích.
  • Đường dây điện, thiết bị điện: đường dây điện nên đi trong ống gen, không nên đi ngầm trong tường do khó sửa chữa về sau. Bóng đèn chiếu sáng và thiết bị điện gia dụng nên sử dụng loại tiết kiệm điện năng.
  • Người xây nhà cần có ý thức bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cả xã hội, không nên chọn loại vật liệu rẻ tiền nhưng lại có hại cho sức khỏe, hạn chế bớt các loại vật liệu nung (để sản xuất ra loại này sẽ làm tổn hại môi trường), vật liệu từ gỗ tự nhiên (vì khuyến khích chặt phá rừng). Cũng nên tăng việc sử dụng các vật liệu mới thân thiện với môi trường, vật liệu sẵn có ở địa phương.

Thứ mười: Khi đã bắt đầu xây dựng, phải tuân theo kế hoạch ban đầu thật nghiêm, không nghe các lời khuyên cố làm thêm cái này, cái khác, làm dội lên chi phí phát sinh; kể cả được cho vay cũng không được vì bản thân là người trả nợ, không phải người khuyên.
Mẹo để có thiết kế xây nhà tiết kiệm

Nhiều người vẫn luôn cho rằng không cần thiết có bản vẽ thiết kế nhà vì làm tốn chi phí. Vì sao nên có bản vẽ thiết kế nhà?

Dễ dàng theo dõi quá trình thi công: Trong bản vẽ thiết kế sẽ có đầy đủ các hạng mục công trình: lớp cấu tạo, vật liệu, độ dốc, chống thấm, hệ thống điện, nước như thế nào đều được thiết kế tỉ mỉ từng chi tiết. Chủ nhà chỉ cần theo dõi trên bản vẽ theo từng tiến độ thi công sẽ biết được giai đoạn nào thi công phần nào, trong đó sẽ biết được sử dụng bao nhiêu sắt thép, kích cỡ thép, xi măng, cát đá...
Giúp dự toán giá thành xây dựng: Trên bản vẽ cũng thể hiện tương đối chính xác về dự toán giá thành xây dựng. Chẳng hạn, với số lượng sắt thép, xi măng, cát đá, gạch cần sử dụng, mỗi chủng loại đều có giá cụ thể, từ đó tính được giá thành xây dựng. Căn cứ với mức giá trên, chủ nhà có thể đàm phán với nhà thầu để có mức giá xây dựng tốt nhất.
Nếu gia đình có nguồn vốn hạn hẹp, thì có thể tham khảo cách sau giúp giảm chi phi cho bản vẽ thiết kế.

Cách 1: Hiện nay, trên các website chuyên về mua bán nhà đất đều có các chuyên mục hỏi đáp. Trong chuyên mục này bạn có thể để lại câu hỏi tư vấn xây nhà trên website (càng chi tiết càng tốt), một thời gian bạn sẽ nhận được tư vấn thiết kế từ các kiến trúc sư trong nghề. Ví dụ các website như: MuaBanNhaDat.vn, Vnexpress.vn...

Cách 2: Tham khảo một số bản vẽ thiết kế nhà mẫu từ internet, người thân bạn bè để có được ý tưởng cho ngôi nhà của mình.

Lưu ý chọn nhà thầu xây nhà trọn gói tiết kiệm

Chọn nhà thầu có đầy đủ năng lực, có uy tín, nhân lực phù hợp, có kinh nghiệm. Vai trò của nhà thầu xây dựng:

Hiện nay, nhiều nhà thầu có gói xây nhà trọn gói giúp tiết kiệm chi phí. Xây nhà trọn gói là một ý kiến tốt, nhưng phải có hợp đồng xây nhà trọn gói và lưu ý các vấn đề sau để thương lượng với nhà thầu:

Về mặt kết cấu và kiến trúc phải thật chi tiết, phải rõ từng quy cách một (quy cách nối thép, mác bê tông, mác gạch, hệ cửa, cao độ từng khu vực một.....).
Về chất lượng vật liệu: phải ghi rõ trong phụ lục hợp đồng về quy cách, nguồn gốc, mã số.... ví dụ gạch lát 60×60cm của hãng X, mã hiệu 12345 loại 1, bê tông hãng Y đá 1x2 mác 400, cáp điện hãng Z, bồn cầu màu gì hãng K mã hiệu 6789....
Phạm vi công việc: nhiều nhà thầu không nói rõ ràng trọn gói là đến đâu. Dẫn đến phát sinh mâu thuẫn trong quá trình thi công. Nhiều nhà thầu trọn gói không lắp lan can, không lắp bếp và thiết bị vệ sinh....
Đừng để nhà thầu thỏa thuận phát sinh bằng miệng, phải có giấy tờ và chốt chi phí trước khi xây dựng.

Ngoài ra, trước và trong khi tiến hành thi công, chủ nhà cần thương thảo với hàng xóm về những ảnh hưởng liên quan trong quá trình xây dựng, tuân thủ các quy định của địa phương về an ninh, trật tự lòng lề đường, vệ sinh công cộng. 
[/tintuc]

[tintuc]Sử dụng gạch ốp tường trang trí nội thất là xu hướng rất được ưa chuộng trong những năm gần đây. Với việc ốp gạch một phần chân tường hay cả mảng tường sẽ mang đến cái nhìn lạ mắt, ấn tượng góp phần tô điểm và làm tăng tính thẩm mỹ cao cho bức tường nhà bạn.


Trên thị trường có bán rất nhiều loại gạch ốp tường khác nhau về màu sắc, họa tiết đẹp mắt cho bạn lựa chọn để trang trí cho ngôi nhà của mình. Với việc lạt gạch ốp tường có bề mặt sáng bóng làm cho căn phòng bạn trong sạch sẽ, sang trọng hơn. Tuy nhiên, để có thể giữ được độ sáng bóng của gạch ốp tường được bền lâu thì việc lau chùi, xử lý các vết bẩn trên bề mặt tường là vô cùng cần thiết. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ cho bạn một vài mẹo làm sạch vết bẩn tường nhà một cách nhanh chóng cho bạn tham khảo:

+ Đối với bụi bẩn bám thông thường thì bạn chỉ cần dùng khăn sạch ẩm lau chùi là sẽ nhanh chóng đánh bay mọi vết bẩn. Bạn lưu ý, nên dùng loại khăn mềm để không làm trầy bề mặt gạch ốp tường nhé.

+ Nếu là vết nước đọng lâu ngày thì bạn có thể dùng tro bếp đổ một ít vào vết ố, cho một ít nước vào rồi dùng khăn chà nhẹ ngay chỗ vết ố. Trường hợp, vết ố dính quá lâu thì bạn dùng bàn chải chà mạnh cho đến khi đánh bay sạch vết ố trên bề mặt tường.

+ Nếu là cặn bám vào kẽ gạch: đối với trường hợp này thì bạn có thể áp dụng mẹo là dùng vôi ăn trầu hoặc dùng dung dịch oxi già đổ lên chỗ vết bẩn sẽ giúp làm sạch chúng nhanh chóng. Nếu gạch ốp tường của bạn là loại gạch granite thì có thể dùng khoai tây cắt lát, sau đó bạn cho chúng vào khăn mềm rồi chà sát lên kẽ gạch có mảng bám cũng giúp mang lại hiệu quả cao.

+ Nếu vết bẩn là kẹo cao su do trẻ nghịch phá thì trước tiên bạn phải cạo bớt lớp kẹo cao su đi, sau đó thì dùng băng keo dính rồi dán lên phần cao su còn dính trên tường. Bằng cách này bạn có thể làm sạch vết kẹo cao su, bạn có thể thực hiện vài lần cho đến khi làm sạch hết vết kẹo cao su trên tường nhé.

+ Nếu vết bẩn là nước sơn hay nhớt thì bạn làm sạch bằng gạch dùng khăn sạch loại mềm nhún vào xăng rồi chà sạch vết bẩn. Sau đó, bạn dùng khăn sạch lau lại thì gạch ốp tường sẽ trắng sáng trở lại.

+ Trường hợp gạch ốp tường xuất hiện những vết xước do quá trình cọ sát bề mặt sẽ làm trầy gạch ốp tường. Nếu thấy gạch xuất hiện vết xước thì bạn có thể dùng các loại nước tẩy chuyên dụng làm sạch bụi bẩn, mảng bám rồi dùng sáp đèn cầy chà vào chỗ gạch bị xước sẽ giúp cho gạch sáng bóng trở lại.

Một vấn đề quan trọng mà chúng tôi muốn lưu ý với bạn là không được dùng các vật dụng sau để vệ sinh gạch là: giấy nhám, cọ chùi xoong vì chúng sẽ làm cho gạch ốp tường dễ bị xước hơn làm ảnh hưởng đến chất lượng và tính thẩm mỹ của gạch. Nếu gạch ốp lát nhà bạn xuất hiện vết bẩn thì hãy áp dụng một số mẹo mà chúng tôi vừa gợi ý trên để loại bỏ các vết bẩn một cách hiệu quả nhé!
[/tintuc]

[tintuc]Giá cả biến động liên tục thời gian gần đây làm cho các gia chủ hết sức lo lắng về vấn đề xây nhà làm sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất. Để đảm bảo được sau khi xây dựng ngôi nhà có chất lượng, tiện nghi , đạt yêu cầu ban đầu đã đặt ra mà vẫn tiết kiệm được chi phí, dưới đây là những mẹo nhỏ cho bạn tham khảo khi có nhu cầu xây nhà đẹp mà vẫn tiết kiệm được một phần chi tiêu:

Giai đoạn thiết kế: 

- Nếu muốn tiết kiệm chi phí thiết kế, bạn có thể tham khảo các mẫu thiet ke noi that trên mạng internet, trên tạp chí…hoặc lấy mẫu thiết kế miễn phí rồi chỉnh sửa cho phù hợp với nhu cầu xây dựng của mình. Cũng có thể làm nhà theo mẫu thiết kế có sẵn từ một ngôi nhà ưng ý để tiết kiệm khoản chi phí cho mẫu thiết kế. 
- Nếu bạn chọn nhà thiết kế, tốt nhất nên chọn nhà thiết kế nội thất am hiểu về phong thủy để tiết kiệm thêm chi phí mời thầy phong thủy. Hoặc nếu không thì hãy trao đổi kĩ vấn đề phong thủy với nhà thiết kế, tránh trường hợp trong lúc thi công lại đưa thầy phong thủy về, rồi lại thay đổi vị trí…ảnh hưởng đến chi phí phát sinh. 

Các lưu ý với việc thiết kế nhà.

Khi thiết kế ngôi nhà bạn có thể tiết kiệm mọi thứ, trừ bộ khung nhà. Theo các chuyên gia, không nên tiết kiệm khi đầu tư “khung xương” cho ngôi nhà. Trong thời buổi bão giá hiện nay lại càng phải chú ý hơn đến chuyện chất lượng cho công trình. Việc tiết kiệm có thể được đẩy sang phần “áo” của ngôi nhà. Chẳng hạn như giảm bớt công trình phụ, giảm các trang trí của ngôi nhà, chất lượng cửa vừa phải, một số tiện nghi có thể sắm dần như bồn tắm, các trang trí tường, trần… Đừng bao giờ tiết kiệm phần thô, nhất là độ bền của bê tông, cốt thép.

Lên kế hoạch xây nhà

  • Hỏi các nhà mới xây gần đó xem xây hết bao nhiêu tiền để tính giá xây dựng một m2, hỏi giá vật liệu xây dựng, công thợ hiện nay để có được giá xây dựng sát thực tế nhất. So sánh với nhu cầu sử dụng của gia đình để quyết định xây to, rộng bao nhiêu cho vừa túi tiền đang có.
  • Cần thiết kế thế nào để có thể mở rộng diện tích hoặc xây thêm tầng khi có điều kiện hoặc khi phát sinh thêm nhu cầu. Và tính toán sao cho sau này khi xây dựng thêm thì ít ảnh hưởng tới phần đã thực hiện nhất. Móng nhà nên đầu tư cho cả nhu cầu về sau, khi xây thêm phòng, lên tầng thì không phải làm lại móng nữa. Tiền làm móng thường chiếm 3/10 tổng tiền làm nhà.
  • Kiểu cách trang trí nên đơn giản, khiêm tốn. Công thợ trang trí hoa văn đắt hơn công xây thường rất nhiều nên nếu đơn giản được sẽ tiết kiệm được tiền công.
  • Tận dụng tối đa ánh sáng trời, gió trời cho các phòng ngủ, bếp.
  • Chiều cao tầng nhà nên làm trong khoảng 3,3 – 4,5m là vừa đủ thông thoáng và tiết kiệm vật liệu xây dựng.
  • Vật liệu làm cửa nên chọn các loại bằng gỗ công nghiệp, nhôm – kính hoặc nhựa để giảm chi phí, lại không tốn gỗ, giảm phá rừng.
  • Gạch xây tăng cường sử dụng gạch không nung (để giúp bảo vệ môi trường) như gạch silicat, gạch bê tông nhẹ hoặc các vật liệu phổ biến tại địa phương như đá vôi, đá ong…Gạch lát sân và lối đi nên để đất tối đa nhằm mục đích hút nước mưa, nhiệt mùa nắng…
  • Bể phốt xây cùng với hầm bio-gas (nhất là hộ có chăn nuôi, chế biến thức ăn) để tái chế rác hữu cơ làm phân bón và chất đốt cho bếp.
  • Bể nước nên có 2 loại, bể chứa nước mưa xây dưới thấp và bể cấp nước trên mái nhà, có thể cân nhắc các loại bể inox cho tiện lợi trong xây lắp và bảo dưỡng. Nên hạn chế sử dụng nước giếng khoan để bảo vệ mực nước ngầm, tránh sụt lún về sau này. Nước nóng cung cấp cho bếp và khu vệ sinh có thể cân nhắc sử dụng loại đốt bằng gas (nếu có làm hầm bio-gas) hoặc sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời để được nhận hỗ trợ từ các chương trình tiết kiệm năng lượng.
  • Mái nhà ngoài việc đổ mái bằng nên cân nhắc mái dốc lợp ngói để đỡ nắng nóng, dễ thoát nước mưa. Nên sử dụng ngói lợp không nung hoặc các loại vật liệu lợp mới. Gia chủ cần làm máng thu nước mưa vào bể để tận dụng nguồn nước sạch này.
  • Đường dây điện nên đi trong ống gen, không nên đi ngầm trong tường do khó sửa chữa về sau. Bóng đèn chiếu sáng và thiết bị điện gia dụng nên sử dụng loại tiết kiệm điện năng. 
  • Đồ nội thất là một khoản chi rất khó kiểm soát do giá cả và sở thích của người dùng rất phong phú. Cần nhớ là đồ nội thất có thể mua sắm dần dần sau khi đã làm xong nhà để tránh số tiền đầu tư ban đầu quá lớn. Do mua sắm dần nên bạn phải có kế hoạch để mua đồ cho hài hòa, đồng bộ. 


Một nguyên tắc cơ bản trong chọn lựa vật liệu, cấu kiện trong nhà là phải hài hòa, đồng bộ với nhau. 
Ngoài ra, người xây nhà cần có ý thức bảo vệ môi trường sống cho chính mình và cả xã hội, không nên chọn loại vật liệu rẻ tiền nhưng lại có hại cho sức khỏe. Bạn cũng nên tăng việc sử dụng các vật liệu mới thân thiện với môi trường, vật liệu sẵn có ở địa phương.
[/tintuc]

Có thể bạn quan tâm
Phong thủy trong xây dựng
0888 288 333