logo
Hotline mua hàng 0912 032 676 - 0968 513 513

Gạch ngói | Nhà phân gạch ngói uy tín - tin cậy

[tintuc]Không phải gia đình nào cũng có một khoảng đất độc lập, rộng rãi để xây một ngôi nhà ngập nắng ấm. Với những ngôi nhà chung cư, những căn nhà nằm trong những dãy phố san sát, việc mang ánh sáng tự nhiên vào nhà đòi hỏi cách riêng của nó.

Để có được ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà của mình, việc thiết kế không gian và lựa chọn vật liệu là yếu tố vô cùng quan trọng.



Sử dụng giếng trời

Đây là cách làm hiệu quả nhất đối với những ngôi nhà nằm san sát nhau trong các khu dân cư chật chội hiện nay. Một khoảng không gian trên mái nhà được thay thế bằng vật liệu lấy sáng là cách để bạn mở ra cánh cửa đón ánh nắng ấm áp cho ngôi nhà của mình.

Lợi thế của giếng trời chính là luôn luôn hứng được ánh sáng mạnh vào ban ngày và chiếu sáng tốt hơn cho những ngôi nhà nhiều tầng. Thông thường vị trí đặt giếng trời thường ở vị trí cầu thang, phía sau hay ở trung tâm của mỗi ngôi nhà. Điều này đảm bảo cho ánh sáng có thể rải đều ra cho các khu vực trong nhà. Tùy theo diện tích của mỗi ngôi nhà mà độ lớn của giếng trời cũng có sự thay đổi để có được hiệu quả chiếu sáng tốt nhất. Diện tích nhà càng lớn thì khoảng rộng của giếng trời càng tăng và ngược lại.








Bạn có thể lựa chọn loại giếng trời mở để tạo một đường thông gió cho ngôi nhà của mình. Bên cạnh đó, với những ngôi nhà rộng, dưới chân giếng trời bạn nên tạo thêm một không gian xanh bằng những hồ cá hay vườn cây nhỏ. Điều này, sẽ làm cho không khí bên trong ngôi nhá của bạn trờ nên tươi mát hơn rất nhiều.

NHÀ PHÂN PHỐI VŨ VĂN THẮNG
302 - Lê Văn Lương - P. An Tảo - Tp. Hưng Yên
Điện thoại: 0221.3 862 259 | Di động: 0968 513 513 - 0888 288 333
E-mail: doanhnghiepducthang@gmail.com
Website: www.doanhnghiepducthang.com
[/tintuc]

[tintuc]Ngói lấy sáng được làm từ hợp chất PC (Poly Cacbonat), PMMA (Poly Metyl Meta Acrilat)…
Polycarbonate tức PC là một vật liệu rất bền. Không giống như hầu hết các nhựa nhiệt, polycarbonate có thể trải qua sự biến dạng nhựa lớn mà không nứt hoặc vỡ, tính đàn hồi cao, chịu va đập và ma sát. 


Được sử dụng trong các ngành ô tô, máy bay, kính lấy sáng có bề mặt lớn, tường âm thanh, các sản phẩm kỹ thuật DVD, Blue-Ray , màn hình bảo vệ, viễn thông… Đặc biệt là kính chống đạn cho xe hơi hoặc kính vách ngăn an ninh trong các ngân hàng.





























Ưu điểm: Tính bền cơ và độ cứng vững rất cao, độ trong viên ngói cao, lấy sáng đến 99%, ánh sáng không bị đổi màu, ít bị ố vàng do thời tiết, không bị rạn nứt do nhiệt, khả năng chống va đập tốt, tỷ trọng viên ngói nặng hơn so với các viên ngói lấy sáng khác…
Nhược điểm: Do có độ bền cơ và độ cứng cao nên loại ngói lấy sáng là từ hợp chất này khó gia công dẫn đến giá thành cao, khoảng 2-2,5 triệu/m2
-Ngói lấy sáng được làm từ hợp chất PS (Poly Stiren), AS (Acrilic Stiren),… PS là loại nhựa cứng trong suốt, không có mùi vị, cháy cho ngọn lửa không ổn định. PS không màu và dễ tạo màu, hình thức đẹp, dễ gia công bằng phương pháp ép và ép phun (nhiệt độ gia công vào khoảng 180 – 200oC).
Ưu điểm: Lấy sáng đến 65%, giá thành thấp 0,8 – 1,1 triệu/m2….
Nhược điểm: PS có trọng lượng phân tử thấp rất dòn và có độ bền kéo thấp, ánh sáng đổi màu (PS cho màu tím, AS cho màu xanh), chịu tác động của thời tiết (ố vàng và rạn nứt trong quá trình sử dụng).
Một số hình ảnh thực tế ngói lấy sáng tại CTY TNHH Đức Thắng
[/tintuc]

[tintuc]Hiện nay, không có một phương pháp tính diện tích xây dựng nào là cố định, là chuẩn trong xây dựng cả. Mỗi một nhà thầu lại có một cách tính khác nhau. Vì vậy, các gia chủ khi chọn nhà thầu, ngoài chú ý đến giá tiền xây dựng trên một m2 thì hãy chú ý đến cả cách tính diện tích xây dựng của nhà thầu đó nữa để tránh trường hợp tưởng rẻ hoá ra đắt. 

Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp một vài cách tính diện tích xây dựng thường được các nhà thầu áp dụng.

1. Diện tích xây dựng nhà dân là gì?

Hiện nay, chưa có một tài liệu, văn bản nào trình bày rõ ràng về định nghĩa diện tích xây dựng. Về cơ bản, diện tích xây dựng nhà dân bao gồm tổng diện tích sàn sử dụng và phần hình chiếu mặt bằng mái công trình.

2. Diện tích xây dựng và diện tích sử dụng khác nhau như thế nào?

– Diện tích xây dựng là diện tích phủ bì, để tính mật độ xây dựng, khái toán xây dựng, giao thầu trọn gói.
– Diện tích sử dụng là diện tích thông thủy, đã trừ tường cột.

3. Diện tích xây dựng nhà tối thiểu và mật độ xây dựng là bao nhiêu?

– Bộ Xây dựng vừa ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, áp dụng cho các công trình xây dựng mới, trong đó diện tích xây dựng nhà tối thiếu là 36m2,
– Mật độ xây dựng tối đa đối với nhà ở liên kế, nhà vườn, biệt thự… được quy định theo nguyên tắc diện tích lô đất càng rộng thì mật độ xây dựng càng giảm. – Nếu diện tích lô đất từ 50 m2 trở xuống thì được xây dựng hết mặt bằng. Lô đất có diện tích 75 m2 thì xây 90%, trường hợp lô đất là 100 m2 thì xây 80%. Tương tự với lô đất 200 m2, mật độ xây dựng là 70%, 300 m2 xây 60%, 500 m2 được xây dựng 50% và từ 1.00 0 m2 trở lên chỉ được xây dựng theo mật độ 40%.

4. Các cách tính diện tích xây dựng nhà phố?

Các cách tính diện tích xây dựng nhà dân, cách tính diện tích xây dựng công trình thường là tính theo sàn và theo mái.
Công thức tính diện tích xây dựng phổ biến:
– Diện tích móng tính bằng 50-65% diện tích một sàn theo đơn giá xây thô
– Diện tích bản thang tính theo mặt bằng chéo của bản thang.
– Diện tích giếng trời tính bằng 30%-50% diện tích mặt bằng ô tháng.
– Diện tích bể nước, bể phốt tính 75% diện tích mặt bằng một sàn theo đơn giá xây thô (hoặc tính theo thể tích phủ bì của bể)
– Mái tôn của nhà tầng tính bằng 75% diện tích mặt bằng sàn.
– Mái ngói (bên dưới có làm trần giả) tính bằng 100% diện tích mặt sàn chéo theo mái.
– Mái ngói (đổ sàn bê tông rồi mới lợp thêm ngói) tính bằng 150% diện tích mặt sàn chéo theo mái.
– Sân thượng có dàn lam bê tông, sắt trang trí (dàn phẹc- pelgolas) tính bằng 75% diện tích mặt bằng sàn.
– Sân thượng, ban công có mái che tính 75% diện tích mặt bằng sàn.
– Sân thượng, ban công không có mái che tính 50% diện tích mặt bằng sàn.
– Lô gia tính 100% diện tích.[/tintuc]

[tintuc]Để bảo vệ, tạo vẽ thẩm mỹ cho kết cấu tường, dầm……thì ta cần phải tiến hành tô trát.
Có các loại trát như trát tường, trát lớp lót, trát lớp vữa nền, trát lớp vữa mặt, trát góc, trát cạnh góc lồi, trát lớp mặt, trát cạnh góc lõm, trát dầm trần……Bài viết dưới đây, chúng tôi hướng dẫn các bạn cách trát tường, đặc biệt là cách trát trần nhà thật đẹp và đúng kỹ thuật.

1. Chuẩn bị trát 

– Dụng cụ: bay, bàn xoa, thước, nivô, dây nhợ…… Vật liệu là vữa xi măng mác 75 với cấp phối thích hợp.
– Công việc trát được thực hiện sau khi các kết cấu cần tô đã được hình thành.
– Chất lượng lớp trát phụ thuộc rất nhiều vào bề mặt cần trát, bề mặt cần trát cần phải đạt một độ cứng ổn định, chắc chắn rồi mới tiến hành trát; đối với tường thì cần phải chờ cho tường khô mới trát.
– vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn trên bề mặt trát, nếu bề mặt gồ ghề, lồi lõm thì cần phải đục đẽo hay đắp thêm tạo cho bề mặt tương đối bằng phẳng rồi mới tiến hành trát.
– Tạo nhám cho bề mặt cần trát để vữa trát dính vào.
– Nếu bề mặt trát khô quá thì tưới nước vào.
– Trải bao ở phía dưới chân chỗ trát nhằm tận dụng lại vữa rơi khi trát, tránh gây lãng phí.
– Ngoài ra để tạo độ bám dính bề mặt tốt ta nên trát trước bề mặt kết cấu bằng một lớp hồ dầu.
– Nếu trát bề mặt ngoài của tường thì phải đảm bảo giàn dáo và sàn công tác an toàn trước khi trát.
– Thực hiện xong các công việc nêu trên ta gém hồ hay dùng đinh, gạch vỡ làm dấu lên mốc, phái trên đầu và cuối bức tường trước, sau đó mới tiến hành các mốc phía trong. Làm các mốc phía trên rồi thả quả dọi để làm mốc ở dưới và giữa tường. Khoảng cách các mốc về các phía phải nhỏ hơn thước tầm để dễ kiểm tra độ phẳng lớp trát. Mặt sàn thao tác trên giàn dáo và mặt sàn dưới chân giàn dáo phải quét dọn sạch sẽ trước khi tiến hành công việc.

2. Trình tự và các yêu cầu kỹ thuật khi trát

– Nhìn chung cách trát trần nhà hay kỹ thuật trát các kết cấu là giống nhau chỉ có một số điểm riêng ta cần phải lưu ý do tính chất của nó trên bề mặt nhằm tạo ra một lớp trát có chất lượng, đạt yêu cầu.
– Tiến hành trát trần, dầm trước rồi tới tường, cột sau.
– Trát theo bề dày của mốc đánh dấu. Nên trát thử vài chổ để kiểm tra độ dính kết cấu.
– Chiều dày lớp trát từ 10 – 20mm, khi trát phải chia thành nhiều lớp mỏng từ 5-8mm. Nếu trát quá dày sẽ bị phồng, dột, nứt thông thường chiều dày của một lớp trát nên không mỏng hơn 5mm và không dày hơn 8mm. Khi ngừng trát phải tạo mạch ngừng hình gãy không để thẳng, cắt lớp vữa trát thẳng góc.
– Thực hiện tuần tự 03 lớp trát lót, lớp đệm và lớp ngoài.
– Dùng vữa xi măng mác 75.
– Lớp vữa trát phải bám chắc vào bề mặt các kết cấu công trình; loại vữa và chiều dày lớp vữa trát phải đúng yêu cầu thiết kế; bề mặt lớp vữa phải nhẵn phẳng; các đường gờ cạnh chỉ phải ngang bằng hay thẳng đứng.
– Các lớp vữa trang trí thường có yêu cầu mỹ thuật cao.
– Phải kiểm tra độ bám dính của vữa bằng cách gõ nhẹ trên mặt lớp vữa trát, tất cả những chổ bộp đều phải trát lại bằng cách phá rộng chổ đó ra, miết chặt mép vữa xung quanh, để cho se mặt mới trát sửa lại. Mặt tường, bể sau khi trát không có khe nứt, gồ ghề, nẽ chân chim hoặc vữa chảy. Phải chú ý chổ trát dưới bệ cửa sổ, gờ cửa, chân tường, chân lò, bếp, các chổ dễ bị bỏ sót khác. Các cạnh cột, gờ cửa, tường phải thẳng, sắc cạnh, các góc vuông phải được kiểm tra bằng thước. Các gờ bệ cửa sổ phải thẳng hàng với nhau. Mặt trên bệ cửa sổ phải có độ dốc theo thiết kế và lớp vữa trát ăn sau vào dưới khung cửa sổ ít nhất 10mm.
– Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc an toàn lao động khi làm việc trên giàn dáo hay trên cao.
– Những chổ tiếp giáp giữa gạch với gỗ cần phải làm nhám bề mặt gỗ rồi mới trát.
– Khi trát xong thì cần phải che đậy cẩn thận tránh tác động của thời tiết, và va chạm do vô tình tác động vào. Chú ý bảo dưỡng bề mặt trát, luôn giữ ẩm cho bề mặt trát trong 7 đến 10 ngày.
– Trong quá trình tô trát nếu phát hiện trong vữa có thành phần hạt lớn như đá, sỏi… cần phải loại bỏ ngay.
– Tận dụng lại vữa rơi bên dưới đã có vật lót để trát tiếp.
Thông thường các tổ đội xây cũng đảm nhận luôn cả phần trát. Nguyên tắc tổ chức nhìn chung không khác xây là mấy.

Bạn nhớ chú ý, đến các địa chỉ bán vật liệu xây dựng uy tín để chọn cho mình những sản phẩm chất lượng nhé.[/tintuc]

[tintuc]Nếu công trình là dạng khung bê tông cốt thép chịu lực, hệ tường chỉ mang tính chất bao che chủ yếu, ít tham gia chịu lực, vật liệu được dùng khi xây tường là gạch. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách xây tường đúng kỹ thuật trong xây dựng.

Chỉ tiêu kỹ thuật cho công tác xây. 


a. Vữa xây

– Chiều rộng mạch vữa ngang : 15 – 20mm.

– Chiều rộng mạch vữa đứng : 5 – 10mm.

– Thời gian cho phép sử dụng vữa sau khi trộn không quá 1h.

– Gạch được tưới đủ nước trước khi xây.

– Vữa xây sẽ được trộn đúng theo tỷ lệ và đảo kỹ.

b. Khối xây

– Để đảm bảo liên kết kết cấu bê tông: trước khi xây khoan vào bê tông hai lỗ fi 8 sâu 7cm, cắm 2 thanh fi 10 dài 20cm làm râu cho tường xây. Khoảng cách có râu thép là 3,4m/3 = 1.1m (5 hàng gạch).

– Gạch xây trình tự theo chiều ngang và sẽ không được xây quá 1.5m chênh lệch theo chiều cao.

– Độ nghiêng cho phép đối với tường xây trong một tầng đảm bảo theo quy phạm.


c. Nguyên tắc chính khi xây gạch

Gạch xây từng hàng phải phẳng mặt, vuông góc với phương của lực tác dụng vào khối xây hoặc góc nghiêng của lực tác dụng vào khối xây và phương vuông góc với khối xây phải <= 170 vì khối xây chịu nén là chính.

Xây không được trùng mạch do đó các mạch vữa đứng của lớp xây tiếp giáp không được trùng mà phải lệch nhau ít nhất ¼ chiều dài viên gạch cả về phương ngang cũng như phương dọc.

Các mạch vữa xây theo phương ngang và phương dọc trong một lớp xây phải vuông góc với nhau, không được phép xây các viên gạch vỡ hình thang, hình tam giác ở góc khối xây.

Vì vậy, đội ngũ công nhân thực hiện việc xây phải lành nghề, được chia thành tổ và phân công lao động phù hợp với các đoạn công tác trên mặt bằng. Đồng thời giữa các thợ chính, thợ chính với thợ phụ phải có sự phối hợp nhịp nhàng dây chuyền với nhau đảm bảo công việc được thực hiện một cách liên tục, nhịp nhàng không bị ngắt quãng.
Công việc xây được tiến hành sau khi hệ khung bê tông cốt thép đã được chình thành được một phần hay toàn bộ và coffa sàn, dầm, cột, hệ giằng chống đã được tháo dỡ, dọn dẹp ở hệ khung tầng dưới thì khi ấy ta có thể bắt đầu công việc xây ở tầng dưới và cứ như thế lên các tầng trên.

1. Chuẩn bị trước khi xây


1.1. Chuẩn bị vật liệu

Để đảm bảo kết dính tốt cho khối xây vữa xi măng được sử dụng là hợp phần của xi măng, cát, nước được trộn với nhau theo một tỷ lệ thích hợp tạo ra hỗn hợp có cường độ cao chịu được nước và nơi ẩm ướt.

Do công trình là nhà ở chung cư nên gạch được sử dụng là gạch chất lượng cao có độ cứng cao, vuông góc thẳng cạnh, không bị nứt nẻ được sản xuất từ đất sét tạo khuôn và đem nung, có giấy chứng nhận của các cơ quan chuyên môn kiểm nghiệm do đó khả năng chống lại ảnh hưởng của thơi tiết cao. Gồm gạch ống 4 lỗ 80 x 80 x 190 và gạch thẻ 40 x 80 x 190.

Sử dụng xi măng polăng holcim mác 200 cón trong thời hạn sử dụng và bảo quản trong kho bãi đùng tiêu chuẩn.

Cát dùng là cát sạch, mịn không lẫn tạp chất, kích thước đồng đều, đúng yêu cầu trong cấp phối vữa xây. Nếu cát không sạch ta phải tiến hành sàn loại bỏ tạp chất trong cát.

Nước sạch phải được lấy từ nguồn nước của khu vực.

Cấp phối vữa phải được pha trộn thích hợp, tránh những trường hợp vữa non làm giảm độ liên kết hay vữa già gây lãng phí. Chất lượng của vữa xây tô được kiểm tra thí nghiệm trong phòng và trên hiện trường xây dựng.

1.2. Chuẩn bị xây

Coffa dầm, sàn, cột và hệ giằng chống đã được tháo ra và dọn dẹp gọn gàng đảm bảo không vướng trong quá trình xây, đồng thời tạo ra một mặt bằng thuận lợi cho việc vận chuyển vật liệu xây đến đúng chổ và bố trí vật liệu khi xây như gạch, máng hồ……, khi xây lên cao cần phải bố trí giàn dáo.

Thợ chính và thợ phụ đầy đủ.

Dụng cụ xây gồm bay, thước, dây nhợ, bàn chà, nivô.

Xác định tường xây là loại nào 100, 200 hay lớn hơn để xây hợp lý đúng kỉ thuật.

Xác định tim mốc, vị trí xây.

Thợ phụ vận chuyển vật liệu gạch, máng hồ, giàn dáo lại vị trí thợ chính, sắp chúng thích hợp trên mặt bằng xây.

Nếu xây trên tầng cao thì vật liệu được chuyển lên bằng puli.

2. Biện pháp thi công

2.1. Chuẩn bị mặt bằng

– Vệ sinh làm sạch vị trí xây trước khi xây.

– Chuẩn bị chỗ để vật liệu : gạch, vữa xây

– Chuẩn bị dụng cụ chứa vữa xây : hộc gỗ hoặc hộc tôn.

– Chuẩn bị hộc 0.1m3 để đong vật liệu ( kích thước 50 x 50 x 40 cm ).

– Dọn đường vận chuyển vật liệu, từ vận thăng vào, từ máy trộn ra.

– Bố trí các vị trí đặt máy trộn cho các tầng xây khối lượng lớn.

– Chuẩn bị chỗ trộn vữa xây ướt, chuẩn bị nguồn nước thi công.

2.2. Phương pháp trộn vữa

– Đong cát, xi măng theo cấp phối khối lượng hoặc cấp phối để tính được Ban quản lý công trình đồng ý và giám sát.

– Dùng máy trộn vữa loại B 251 trộn khô theo tỷ lệ quy định sau đó chuyển đến vị trí xây rồi mới trộn nước để xây.

3. Trình tự và các yêu cầu kỹ thuật khi xây

– Làm sạch bề mặt.

– Lấy mốc, trải vữa lớp dưới dày 15 – 20mm, miết mạch đứng dày 5 – 10mm .

– Xây một lớp để kiểm tra tim cốt, trải vữa liên tục để xây hàng kế tiếp cho đến cốt lanh tô thì dừng lại để chờ lắp lanh tô.

– Xây tiếp phần tường phía trên lanh tô.

– Đối với các phần xây nhỡ các kích thước gạch sẽ được cắt gạch cho phù hợp kích thước khối xây.[1]

– Xây từ dưới lên trên, tường chính xây trước, tường phụ xây sau, xung quanh xây trước, trong xây sau.

– Nếu gạch khô phải tưới nước để đảm bảo gạch không hút nước của vữa tạo liên kết tốt khi xây.

– Bề mặt tiếp giáp khối xây phải được trát một lớp hồ dầu để tạo độ liên kết giữa gạch và bề mặt tiếp giáp đó như dầm, cột.

– Để đảm bảo cho tường thẳng và phẳng thì trong quá trình xây phải giăng dây nhợ và thường xuyên thả quả dọi.

– Mạch vữa dao động từ 8 – 12mm, mạch vữa phải nằm ngang phải dày hơn mạch vữa dọc, bảo đảm mạch no vữa. Điều chỉnh tăng vữa ở phía vữa thấp nếu tường không ngang phẳng.

– Có hai cách xây là 3 dọc 1 ngang hay 5 dọc 1 ngang.

– Chú ý ở vị trí tiếp giáp giữa tường và dầm thì phải xây xiên, xây bằng gạch đinh đồng thời các lỗ trống phải miết hồ kĩ nhằm tránh trường hợp nứt ở mép tiếp giáp của tường với dạ đà.

– Ở vị trí tiếp giáp của tường với mặt trên của đà cũng được xử lý một lớp hồ dầu khoảng 1cm và xây khoảng 03 hàng gạch đinh để chống nứt.

– Khi xây chú ý chừa những lỗ trống trên tường để lắp dựng cửa, lam gió, đường điện, ống nước……sau này.

– Sau khi khối xây vừa xong thì hạn chế các lực va chạm để khối xây đạt cường độ từ từ.

– Nếu xây tiếp lên tường cũ thì cần phải vệ sinh tưới nước tường cũ trước khi xây tiếp.

4. Tổ chức làm việc

– Để đảm bảo chất lượng vật liệu như xi măng, cát, đá, gạch khi đưa đến công trình được kiểm tra nghiệm thu ngay xem có yêu cầu đã đề ra hay chưa (xi măng, gạch, đúng loại đúng mác…), nếu chưa thìp hải thay đổi ngay. Và sau khi khối xây đã hoàn chỉnh cũng phải kiểm tra nghiệm thu lần nữa cho đến khi công trình hoàn tất. Công việc này do chỉ huy trưởng phối hợp với những kỹ sư khác trên công trường đảm trách. Hỗn hợp vữa phải được pha trộn đúng tiêu chuẩn được kiểm tra chất bằng cách lấy mẩu thí nghiệm ngay tại công trường sau khi đã pha trộn xong về độ dẻo, độ sụt, độ đồng đều của vữa xây.

– Các tổ đội thực hiện công tác xây có thể là của công ty hoặc ở ngoài có tính chuyên nghiệp được tổ chức làm việc xây chuyền. Mổi tổ xây đứng đầu là một trưởng nhóm, điều hành các thành viên khác trong tổ xây, chịu trách nhiệm về khu vực mình xây. Tổ trưởng xây phải xác định sơ bộ số lượng công nhân mình có sẵn để tìm ra biện

pháp phân đợt phân đoạn hợp lý, khối lượng trong các phân đợt phân đoạn phải xấp xỉ bằng nhau để tránh gây biến động về nhân lực và đảm bảo cho xây không bị gián đoạn nửa chừng.

– Người thợ tuyệt đối phải chấp hành các biện pháp an toàn lao động khi xây, nhất là khi đứng trên giàn dáo, làm việc trên cao phải có hành lang bảo vệ, đối với các tường ngoài thì phải có lưới bao che đề phòng vật rơi xuống dưới.

– Tổ chức mặt bằng thi công phải tiện lợi phù hợp gồm 03 khu: khu vực thao tác xây, khu vực chứa vật liệu và khu vực chuyển tiếp vật liệu. Ba khu vực này không tách rời với nhau được. Đặc biệt là khi làm việc trên giàn dáo thì giàn dáo phải vững, sàn công tác phải chắc chắn để chứa vật liệu và thao tác xây.

– Thông thường để cho công việc xây được liên tục thì cứ 01 thợ chính thì có 01thợ phụ, nếu kết cấu phức tạp, khối lượng nhiều thì số người phải lớn hơn. Gạch vữa được chuyển lên tầng bằng puli; vữa được trộn bằng máy hoặc thủ công có thể trộn ở dưới đất rồi chuyển lên hoặc chuyển xi măng lên tầng đang xây rồi trộn trên đó. Cần tiến hành trộn khô trước rồi sau đó trộn ướt sau. Thợ phụ phải cung cấp vật liệu cho thợ chính xây một cách đầy đủ nhằm tránh gián đoạn trong thi công gây lãng phí, hiệu suất kém.

Trên đây là cách xây tường mà Kinh nghiệm làm nhà đã tổng hợp và chia sẻ. Nếu có bất kì thắc mắc nào trong quá trình làm nhà, đừng ngại ngần liên hệ với chúng tôi nhé! Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên lựa chọn những địa chỉ bán vật liệu xây dựng uy tín để mua được những sản phẩm chất lượng nhé.[/tintuc]

[tintuc]Ngói lợp mái là một sản phẩm truyền thống của Nhật Bản. Gắn liền với các công trình kiến trúc của đất nước này suốt hàng nghìn năm qua. Và không còn xa lạ gì nữa, mái ngói cũng là một hình ảnh vô cùng quen thuộc, mà chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ đâu tại Việt Nam.

    Ngói men nhập khẩu Nhật Bản - Marusugi là một sản phẩm ngói tráng men. Có khả năng chống lại thiên tai, thảm họa cực tốt. Nhật Bản là một quốc gia thường xuyên phải hứng chịu các thảm họa thiên nhiên. Nên các sản phẩm ngói lợp tại đây phải đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật rất khắc khe. Để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà cũng như con người mỗi khi có thiên tai. Ngoài ra, với thiết kế tinh tế, rắn rỏi, ngói Nhật nhập khẩu sẽ mang đến cho ngôi nhà của bạn một nét đẹp vững chãi, quyền lực và thách thức thời gian.

    CTY TNHH Đức Thắng là một trong nhưng đơn vị chuyên cung cấp các dòng sản phẩm vật liệu lợp mái cao cấp nói chung. Và phân phối Ngói men nhập khẩu Nhật Bản - Marusugi nói riêng.

    Chúng tôi cam kết chỉ bán những sản phẩm thật sự chất lượng. Có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Đặc biệt, ngoài sản phẩm chất lượng, CTY TNHH Đức Thắng  đã và đang luôn luôn nổ lực để mang đến cho Quý Khách hàng, Quý Đối tác chất lượng phục vụ chuyên nghiệp, tận tình và tốt nhất.

    Dưới đây là một số mẫu nhà bên nhật sử dụng ngói men nhập khẩu Nhật Bản - Marusugi:












[/tintuc]

Có thể bạn quan tâm
Phong thủy trong xây dựng
0888 288 333